Bạn có biết giá trị thương hiệu là gì? Ngày nay, thương hiệu đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp trong cả kinh doanh lẫn Marketing. Thương hiệu đã lớn hơn nhiều so với vai trò là một nhãn hiệu, slogan, hình ảnh hay sản phẩm của thương hiệu mà thương hiệu còn là một giá trị, một niềm tin, một sự cam kết với khách hàng.
Vậy giá trị thương hiệu là gì và doanh nghiệp cần làm gì để nâng cao giá trị thương hiệu. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Marketing24h.
Nội dung
Giá trị thương hiệu (Brand Value) là giá trị có ý nghĩa về mặt tài chính mà khách hàng sẵn sàng chi trả khi mua một thương hiệu hay một phần của thương hiệu như sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu,… Với doanh nghiệp, giá trị thương hiệu là sự đảm bảo các dòng thu nhập của doanh nghiệp.
Một ví dụ về giá trị thương hiệu nổi bật là giá trị thương hiệu của Starbucks. Trong nhiều năm, Starbucks đã cố gắng để mang đến nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng như cung cấp dịch vụ wifi, tăng không gian sáng tạo, phục vụ menu đồ uống đa dạng và đưa cả âm nhạc vào quán coffee…
Starbucks trở thành nơi chốn thứ ba – sự lựa chọn thứ ba sau gia đình và công việc. Mỗi cửa hàng khi đó như một câu lạc bộ thu nhỏ, mang bầu không khí thư giãn kiểu cá nhân hóa khiến những người yêu thích coffee cảm nhận được cá tính riêng của bản thân khi thưởng thức đồ uống tại Starbucks. Kế quả, Starbucks là thương hiệu có giá trị 39,3 triệu USD.
>>>Xem thêm: Những điều cơ bản về Branding là gì? – Xây dựng thương hiệu
Giá trị cốt lõi của thương hiệu là giá trị khác biệt mạnh nhất, độc đáo nhất của thương hiệu. Giá trị cốt lõi được xem như kim chỉ nam của thương hiệu bởi mọi hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ đều được xây dựng từ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Giá trị cốt lõi của thương hiệu cần phải được xác định đầu tiên, từ giá trị cốt lõi mọi hoạt động quảng cáo, phát triển sản phẩm,…
Ví dụ rõ ràng nhất về giá trị cốt lõi của một công ty có thể là gì, hãy xem ví dụ về giá trị cốt lõi của TH True Milk. Thương hiệu sữa Việt Nam – TH True Milk có 5 giá trị cốt lõi:
Khác với TH True Milk, cùng là mang đến sản phẩm sữa nhưng sữa Mộc Châu lại có giá trị cốt lõi là:
Giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu có nhiều điểm khá tương đồng nhưng chúng không phải là một. Có nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này, do đó, chúng tay hãy xem xét chính xác những điểm khác nhau giữa giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu.
Tài sản thương hiệu (Brand Equity) là tập hợp các tài sản hoặc nợ phải trả dưới dạng khả năng hiển thị thương hiệu, liên kết thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng làm tăng trừ giá trị của sản phẩm/dịch vụ hiện tại hoặc tiềm năng do thương hiệu thúc đẩy. Tóm lại, giá trị thặng dư của một thương hiệu chính là tài sản thương hiệu. Nó không chỉ là một cấu trúc quan trọng trong Marketing mà còn là chiến lược kinh doanh.
Tài sản thương hiệu cũng thay đổi nhận thức về giá trị thương hiệu bằng cách chứng minh rằng thương hiệu không chỉ là trợ giúp chiến thuật để tạo ra doanh số bán hàng ngắn hạn mà còn hỗ trợ chiến lược cho kinh doanh, bổ sung giá trị lâu dài cho tổ chức.
Tài sản thương hiệu cao sẽ khiến cho nhãn hàng đó ít bị tấn công và bị ảnh hưởng bởi các hoạt động cạnh tranh trên thị trường.
Giá trị thương hiệu, mặt khác là giá trị tài chính của thương hiệu. Để xác định giá trị thương hiệu, các doanh nghiệp cần phải ước tính giá trị của thương hiệu trên thị trường, nói cách khác là nếu có ai đó muốn mua thương hiệu thì họ sẽ phải trả giá bao nhiêu.
Do có nhiều điểm tương đồng và có nhiều liên kết với nhau nên thường có sự nhầm lân giữa 2 khái niệm này. Tóm lại, giá trị thương hiệu là giá trị của thương hiệu được quy về mặt tài chính, có ý nghĩa khi thương hiệu đó được mang ra mua hay bán. Còn tài sản thương hiệu được hình thành dựa trên những nhận thức, lòng trong thành xuất phát từ khách hàng (Loyalty).
>>>Xem thêm: Loyalty là gì? Tầm quan trọng của Loyalty Marketing với doanh nghiệp
Thương hiệu quan trọng khi người dùng phải lựa chọn giữa sản phẩm với các lựa chọn thay thế. Nghiên cứu từ Millward Brown cho thấy rằng mọi người có xu hướng mua sản phẩm từ các thương hiệu mà họ tin là có ý nghĩa, nổi bật và khác biệt. Những phẩm chất này xác định khả năng mọi người chọn thương hiệu, trả tiền cho thương hiệu và gắn bó với nó trong tương lai.
Thương hiệu xây dựng cảm xúc tích cực của khách hàng bằng sự khác biệt có ý nghĩa so với đối thủ cạnh tranh có thể thu được lượng khách hàng gấp năm lần và có thể đặt mức giá sản phẩm/dịch vụ cao hơn khoảng 13% và có khả năng tăng tỷ lệ giá trị cao hơn gấp bốn lần so với tỷ lệ không có.
Để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, một thương hiệu phải sỡ hữu sự khác biệt tốt Marketing phải phản ánh và nâng cao sự khác biệt đó. Sự khác biệt có ý nghĩa bắt nguồn từ lợi ích của thương hiệu. Tạo ra một thương hiệu có ý nghĩa khác nhau liên quan đến sự rõ ràng về mục đích – nó phải cung cấp một cái gì đó mà người tiêu dùng muốn hoặc cần, và cung cấp một cái gì đó đối thủ cạnh tranh không có và cũng không thể sao chép.
Google là thương hiệu có giá trị thứ hai trên thế giới trong top 100 BrandZ, tiếp tục đa dạng hóa nên tảng của nó – mở rộng thương hiệu của mình thành cách dịch vụ mới và các sản phẩm để tăng lợi ích với người tiêu dùng. Google đã phát triển từ một công cụ tìm kiếm để trở thành một nhà cung cấp tích hợp tin tức, truyền thông xã hội và thông tin liên lạc.
Bằng cách trở thành thương hiệu phục vụ lợi ích người tiêu dùng, thương hiệu sẽ ngày càng trở nên cần thiết và dành được sự quan tâm từ khách hàng, đồng thời gia tăng cảm xúc và góp phần tăng lòng trung thành của các khách hàng đối với thương hiệu.
Khi một thương hiệu đã được khách hàng chấp nhận, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực dễ nhận thấy. Đó là khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng, ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa/dịch vụ mới.
Trong bảng xếp hạng Top 100 BrandZ 2013, Toyota đã vượt qua BMW để trở thành thương hiệu xe hơi có giá trị nhất thế giới một lần nữa, tăng giá trị lên 12% sau khi thương hiệu của nó giúp nó phục hồi từ những cuộc khủng hoảng thu hồi sản phẩm.
Thương hiệu Toyota được xác định rất rõ ràng từ quan điểm người tiêu dùng – mọi người tin rằng nó cung cấp cho họ một cái gì đó mà các thương hiệu xe hơi khác không mang lại, họ tin tưởng rằng Toyota cung cấp giá trị tuyệt vời. Bằng cách cung cấp những trải nghiệm người tiêu dùng tích cực, họ đã xây dựng được giá trị cốt lõi đối với các khách hàng trung thành, những người sẽ đề xuất thương hiệu cho người khác. Đây là những gì giúp thương hiệu duy trì sức mạnh của họ khi đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các thương hiệu khác.
Ấn tượng của một người tiêu dùng về một thương hiệu đã đạt được thông qua một loạt các cuộc gặp gỡ: quan sát, quảng cáo trên TV hoặc trên một bảng quảng cáo, lướt qua một bài đánh giá trên mạng xã hội, đọc một bài báo, nghe truyền miệng hoặc ghé thăm cửa hàng. Mỗi cuộc gặp đều phải cung cấp một ấn tượng nhất quán về trải nghiệm mà sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng để tránh khoảng cách thực tế và nhận thức tiêu cực về thương hiệu.
Angela Ahrendts, Giám đốc điều hành của Burberry đã tăng cường giá trị trương hiệu bằng cách tạo ra trải nghiệm người tiêu dùng mạnh mẽ và liền mạch trên cả môi trường kỹ thuật số và cửa hàng. Bởi ông hiểu rằng bán lẻ cao cấp không phải là đẩy sản phẩm mà là giới thiệu thương hiệu để thúc đẩy sự đam mê, sự mong muốn và lòng trung thành. Burberry hiện là thương hiệu sang trọng có giá trị thứ 8 trên thế giới, tăng giá trị 3% và tăng hai vị trí, phần lớn là do đóng góp thương hiệu tăng 11% – tỷ trọng giá trị thương hiệu dựa trên nhận thức của người tiêu dùng.
>>>Xem thêm: Guideline là gì? Tầm quan trọng của Guideline trong việc xây dựng thương hiệu
Trên đây là những chia sẻ về giá trị thương hiệu là gì cũng như cách để nâng cao giá trị thương hiệu một cách hiệu quả nhất. Giá trị thương hiệu khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể đánh giá đúng vị trí của mình trên thị trường, là nền tảng để xây dựng chiến lược thương hiệu. Doanh nghiệp cần quảng bá và nâng cao giá trị thương hiệu để có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển thành công trong tương lai.
>>>Xem thêm: Local Marketing là gì? Chiến thuật Marketing địa phương