Bảng câu hỏi khảo sát ý kiến khách hàng. Đừng nghĩ rằng bạn biết mọi thứ khách hàng nghĩ về trải nghiệm của họ. Thay vào đó, hãy thường xuyên hỏi về về những phản hồi, bạn có thể sẽ ngạc nhiên bởi những gì mình sẽ học được. Cùng tìm hiểu các gợi ý về bảng khảo sát khách hàng mà Marketin24h tổng hợp lại trong bài viết sau.
Thường xuyên khuyến khích khách hàng để lại phản hồi đồng nghĩa với việc để đảm bảo rằng mọi người đều hạnh phúc. Phản hồi của khách hàng có thể đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm chung về thương hiệu, dịch vụ.
Nghĩ về bức tranh lớn dài hạn, phản hồi của khách hàng cảnh báo bạn về các vấn đề tiềm tàng trước khi nó trở thành một vấn đề tiêu cực. Các ý kiến của khách hàng đồng thời cũng động viên và tạo ra các cơ hội để tăng cường tương tác với người dùng. Phân tích khảo sát ý kiến khách hàng không chỉ giúp khách hàng hạnh phúc hơn, nó còn dẫn đến tiềm năng doanh thu về cao hơn. Theo Forrester, trải nghiệm khách hàng được cải thiện 10% có thể khiến doanh thu tăng hơn $1 tỷ.
Nội dung
Hiện nay, đa phần tâm lý khách hàng sẽ chẳng quan tâm tới các phiếu khảo sát nên họ thường từ chối nếu thấy quá nhiều câu hỏi, quá nhiều chữ. Chính vì thế, bạn nên lập phiếu khảo sát từ 10-15 câu hỏi và không nên quá 2 mặt giấy A4. Ngoài ra, bạn cần chọn các câu hỏi phù hợp và có danh sách câu hỏi ngắn gọn, súc tích và theo trình tự hợp lý để bảng khảo sát khách hàng của mình được đón nhận.
Bước 1: Xác định mục đích khảo sát từ đó đưa ra câu hỏi nghiên cứu
Các nhà nghiên cứu cần đảm bảo rằng câu hỏi được nêu ra trong bảng là hoàn toàn phù hợp với đích nghiên cứu và giúp trả lời những câu hỏi của mục tiêu nghiên cứu, đảm bảo rằng tất cả các câu hỏi trong bảng câu hỏi sẽ giúp thu thập dữ liệu thích hợp: tránh những câu hỏi không cần thiết.
Bước 2: Xác định đối tượng và mẫu khảo sát
Mỗi nghiên cứu sẽ có những đối tượng nghiên cứu riêng của mình, vì vậy không thể dùng 1 bảng câu hỏi cho nhiều đối tượng khác nhau. Từ việc xác định các đối tượng chính xác giúp bạn tiếp cận mục tiêu rõ ràng.
Bước 3: Xác định cách thu thập dữ liệu
Có 2 cách đẻ thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi: gián tiếp và trực tiếp
Bước 4: Đặt thích hợp các câu hỏi trong bảng câu hỏi
Khi các câu hỏi sau khi đã được nghiên cứu xong. Việc sắp xếp thứ tự các câu hỏi hợp lý để cho cấu trúc bảng hợp lý hơn, tránh những khó khăn khi trả lời các câu hỏi và người điều tra.
Bước 5: Khảo sát thử và tham khảo ý kiến chuyên gia
Một bảng câu hỏi lúc đầu thường gặp một số lỗi nhỏ nên việc khảo sát thử và hỏi ý kiến chuyên gia là rất cần thiết. Điều này giúp bạn hoàn thành bảng câu hỏi của mình một cách chuyên nghiệp và chỉnh xác nhất có thể.
Có rất nhiều từ, câu hỏi bạn có thể sử dụng như các câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở (dạng câu hỏi mà khách hàng có thể tự điền), câu hỏi có không, câu hỏi chọn một lựa chọn, câu hỏi nhiều đáp án,… Dưới đây là một số gợi ý cho bảng câu hỏi khảo sát khách hàng và một số lưu ý khi bạn bắt đầu lập bảng khảo sát khách hàng mà bạn có thể tham khảo để tạo ra phiếu khảo sát chuyên nghiệp nhằm thu được các đánh giá khách quan cho chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Đặt câu hỏi phù hợp là bước đầu tiên để bạn có thể thu thập thông tin phản hồi chính xác từ khách hàng. Dưới đây là 15 câu nên có trong bảng câu hỏi khảo sát ý kiến khách hàng tới đây của bạn:
Đáp án Có/ Không đã là những thông tin cực kỳ giá trị.
Câu trả lời Rất hài lòng/ Hài lòng/ Chưa hài lòng sẽ là tín hiệu thông báo ngay cho bạn về những nhân viên chưa hoàn thành tốt công việc hoặc đội ngũ của bạn cần được đào tạo nhiều hơn nữa.
Khách hàng sẽ không quay lại nếu họ cảm thấy chán nản. Câu hỏi này giúp bạn biết rằng các sản phẩm trình bày trên website của mình có tạo điều kiện thuận lợi cho khách tìm kiếm hay so sánh hay không.
Nếu một khách hàng phải chờ hàng dài để thanh toán hay trong quá trình mua gặp trường hợp khó hiểu, không thanh toán được thì đó có thể là nguyên nhân khiến doanh số của bạn tụt dốc.
Câu trả lời duy nhất mà bạn muốn nhận được là “Có”. Nếu bạn thấy một dấu hiệu, nhóm khách hàng nói không với việc trở lại, chắc chắn đã có vấn đề gì đó buộc bạn phải tìm hiểu và sửa chữa ngay lập tức.
Điều quan trọng là để khách hàng trả lời câu hỏi này theo cách họ muốn. Để nó là câu hỏi mở và đón nhận mọi phản hồi.
Câu trả lời có thể sẽ làm bạn bất ngờ bởi vì những gì bạn nghĩ về nhu cầu thực sự của khách hàng có thể rất khác so với thực tế. Nếu vậy, giờ bạn có khả năng biết đến cơ hội khám phá điều mới mẻ này.
Câu hỏi này nhằm biết rằng bộ sưu tập bạn cung cấp có đáp ứng đủ cho nhu cầu tối thiểu của khách hàng hay không? Từ đó, doanh nghiệp của bạn có thể thay đổi để phù hợp.
Hãy chắc chắn rằng khách hàng của bạn cảm thấy thoải mái và được chào đón. Nếu họ cảm thấy bất tiện hoặc khó chịu thì đó chính là dấu hiệu đỏ cảnh báo cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Hy vọng đó là kỷ niệm tốt đẹp! Bạn sẽ hạnh phúc khi biết câu trả lời của câu hỏi tuyệt vời này.
Người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn khi họ có nhu cầu? Tại sao lại là bạn? Có thể bạn sở hữu những lợi thế cạnh tranh mà bạn còn không nhận ra nó tuyệt vời thế nào.
Câu hỏi này rất thích hợp nếu như bạn có ý định mở rộng việc kinh doanh của mình.
Đáp ứng nguyện vọng thôi là chưa đủ, nhưng ở đây, bạn có thể tìm được gợi ý để khiến khách hàng không thể không “Wow”!
Có vẻ như đây là một câu hỏi đơn giản nhưng đừng ngại tìm hiểu để xem những điều khiến khách hàng yêu quý thương hiệu của bạn.
Là một doanh nghiệp, bạn không bao giờ có thể biết chính xác câu hỏi để biết điều không nói của khách hàng. Vì vậy, hãy luôn cho họ cơ hội để được tự do bày tỏ.
Kết
Như vậy trên đây là 15 gợi ý cho mẫu, phiếu, bảng câu hỏi khảo sát ý kiến khách hàng. Hãy hỏi người tiêu dùng về phản hồi dịch vụ của bạn ngay sau khi họ sử dụng dịch vụ chứ không phải tuần sau, tháng sau. Sau khi tổng hợp những phản hồi thực tế vào mô hình chăm sóc khách hàng, bạn có thể bắt đầu giao tiếp với khách hàng theo cách mà họ muốn, xây dựng mối quan hệ tích cực và tất nhiên, mang về kết quả kinh doanh tuyệt vời.