Brand Manager là gì? Công việc của một Brand Manager là gì?

Ngày đăng: 17/10/2021

Bạn có biết khái niệm Brand Manager là gì?

Trong các doanh nghiệp lớn, các chuyên gia phải lập kế hoạch, điều phối sản phẩm để thúc đẩy bán hàng và đảm bảo sự sống còn trong thế giới kinh doanh. Một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau và mỗi sản phẩm đều cần các chiến lược xây dựng thương hiệu riêng biệt cũng như cách tiếp cận thị trường hiệu quả.

Brand-Manager-la-gi-Marketing24h.vn
Ảnh: Brand Manager là gì? Công việc của một Brand Manager là gì?

Để đảm bảo thành công của một thương hiệu, các Brand Manager (Quản lý nhãn hàng) sẽ giám sát việc nghiên cứu, phát triển thị trường và các chiến lược Marketing khác nhau.

Brand Manager là gì?

Brand Manager là Giám đốc thương hiệu hay Quản lý thương hiệu (tùy từng công ty), là những “ngôi sao sáng” trong nhóm ngành FMCG, đảm nhiệm việc quản trị thương hiệu của sản phẩm.

Brand-Manager-la-gi-Marketing24h.vn
Ảnh: Brand Manager là gì?

Phối hợp với CCO (Giám đốc kinh doanh), CMO (Giám đốc Marketing), Giám đốc thương hiệu sẽ góp phần vào công cuộc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tỷ lệ hài lòng khách hàng và sau cùng đi kèm với sự lên ngôi của uy tín thương hiệu là các con số tăng trưởng thần kỳ trong doanh thu.

>>>Xem thêm: Những điều cơ bản về Branding là gì? – Xây dựng thương hiệu

Công việc của Brand Manager là gì?

Vị trí quản lý thương hiệu liệu có áp lực? Hãy thử tìm hiểu về những công việc phải đảm nhiệm của một Brand Manager là gì nhé:

#1 Nghiên cứu thị trường, đọc vị thương hiệu của đối thủ cạnh tranh

Mọi người thường đề cao sự sáng tạo – thứ được coi như linh hồn của mọi thương hiệu. Tuy nhiên cũng đừng quên rằng thương hiệu cũng là một vận động viên trong cuộc đua với các đối thủ cạnh tranh nhằm tranh giải nhất trong lòng người tiêu dùng.

Brand Manager phải nắm rõ một điều “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, đây cũng là tâm niệm, một chiến thuật để có thể đánh bại đối thủ. Việc hiểu thương hiệu của đối thủ đang ở thứ hạng nào trong lòng khách hàng, để đánh trúng thiếu sót của họ và phát triển thương hiệu theo hướng này.

Tất nhiên, việc đọc hiểu khách hàng là không thể bỏ qua vì mỗi đối tượng khách hàng khách nhau sẽ chỉ “đổ” trước thương hiệu mà họ thực sự yêu thích và tin tưởng.

#2 Lập kế hoạch định kỳ cho thương hiệu

Thương hiệu cũng giống như con người với những nét tính cách khác biệt, là sự hòa quyện tuyệt vời giữa: Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức – điều mà không một doanh nghiệp nào có thể đánh tráo được.

Brand-Manager-la-gi-Marketing24h.vn
Ảnh: Brand Manager là gì? Công việc của một Brand Manager là gì? Lập kế hoạch định kỳ cho thương hiệu.

Vậy nên để thương hiệu phát triển một cách có định hướng, Brand Manager cần xây dựng một kế hoạch định kỳ để luôn thích nghi với sự thay đổi liên tục trong nhu cầu của khách hàng và kiêu hãng ứng phó với các đối thủ cạnh tranh.

#3 Xây dựng, triển khai và đánh giá các kế hoạch truyền thông

Phát triển thương hiệu luôn đi kèm với chiến dịch truyền thông và Marketing. Đó là bộ ba không thể thiếu để sản phẩm được đón nhận rộng rãi trên thị trường. Sức sống của thương hiệu chính là tiếng lòng của khách hàng đối với thương hiệu đó. Thương hiệu cần tạo ra ảnh hưởng.

Một điều chắc chắn rằng, trong công cuộc tạo ra ảnh hưởng, tiếng tăm của thương hiệu không thể vắng bóng truyền thông, đặc biệt là truyền thông đa phương tiện trong thời đại số hóa, thứ có thể biến những điều bình thường nhỏ nhặt nhất thành những điều vĩ đại, lớn lao.

#4 Thiết kế bao bì sản phẩm, in quảng cáo và thiết kế TVC

Khi quyền lựa chọn thuộc về người tiêu dùng thì các nguyên tắc kinh doanh cơ bản đều xoay quanh quỹ đạo “tốt gỗ thì phải tốt cả nước sơn”. Số đông người dùng đều theo đuổi các giá trị chân-thiện-mỹ, điều này sẽ càng tạo động lực cho những người làm Brand không ngừng lên kế hoạch cập nhật các thiết kế bắt mắt và đảm bảo tính thẩm mỹ cho bao bì sản phẩm.

Sản phẩm không bắt mắt thì khó có người để ý đến chứ chưa nói đến chuyện mua. Chưa kể rằng, quảng cáo nhạt nhòa về nội dung và kém cạnh về thời lượng trên các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ chỉ làm cho thương hiệu thêm mờ nhạt và chết yểu trong lòng khách hàng.

Chính vì vậy, dù tốn kém nguồn lực và nhân lực thì Brand Manager cũng sẽ luôn chú trọng chăm sóc tỉ mỉ các TVC quảng cáo với thiết kế sinh động và hứa hẹn lên sóng ở những khung giờ vàng.

#5 Quản lý bộ phận thiết kế và sáng tạo để đảm bảo tính nhất quán của hình ảnh và thông điệp thương hiệu

Tính thống nhất của thương hiệu không đồng nghĩa với sự nhàm chán. Đó là tinh thần sau cùng, là giá trị cốt lõi của sản phẩm, là nốt trầm bất biến giữa những xô bồ của các chiến dịch kinh doanh của tổ chức theo thời gian.

Từ ý tưởng đến quá trình thực hiện sẽ là một chặng đường không qua xa nếu Brand Manager truyền đạt Brand Guideline thành công đến bộ phận Thiết kế sáng tạo. Cụ thể, một thương hiệu cần tạo ra sự phá cách về Logo, kiểu chữ, khẩu hiệu và sứ mệnh của công ty, nguyên tắc phối màu, hình ảnh đại diện,… Tất cả đều cần được nghiên cứu và thể hiện tinh xảo nhằm gãi đúng chỗ ngứa của khách hàng mục tiêu.

>>>Xem thêm: Guideline là gì? Tầm quan trọng của Guideline trong việc xây dựng thương hiệu

Những kỹ năng mà một Brand Manager cần có

Dưới đây sẽ là những kỹ năng mà một Quản lý thương hiệu cần thành thạo:

#1 Đọc hiểu khách hàng

Thương hiệu là sản phẩm của quá trình đồng sáng tạo giữa khách hàng với bộ phận Marketing – Quản trị thương hiệu. Hiểu được khách hàng chính là yếu tố sống còn đối với thương hiệu.

Xu hướng Marketing hiện đại đã định nghĩa về sản phẩm: Sản phẩm là tập hợp các lợi ích. Vậy mối quan hệ giữa sản phẩm và thương hiệu là gì? Tiếng nói của khách hàng có giá trị gì với thương hiệu?

Thương hiệu giúp định vị sản phẩm trên thị trường và sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng và thỏa mãn được đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ làm gia tăng thêm giá trị của thương hiệu. Đến đây chắc bạn đọc đã hiểu được tại sao Brand Manager cần đọc vị được khách hàng rồi phải không?

#2 Thành thạo kiến thức về Marketing

Những người theo đuổi nghiệp đưa thương hiệu lên đỉnh cao sẽ cần khắc sâu mô hình 6P trong Marketing bao gồm: Price (giá cả), Promotion (quảng bá thương hiệu), Product (sản phẩm), Place (điểm bán), Pack và Proposition (định vị thương hiệu),…

Một khi đã vận dụng được mô hình 6P trong Marketing kể trên, Brand Manager sẽ có sức mạnh “hô mưa gọi gió” của các chiến binh thời công nghệ 4.0. Một thương hiệu sẽ thành công khi nó đáp ứng được tất cả các nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng.

Brand-Manager-la-gi-Marketing24h.vn
Ảnh: Brand Manager là gì? Những kỹ năng mà Brand Manager cần có. Thành thạo kiến thức về Marketing.

Cuốn hút khách hàng bằng những hình ảnh bắt mắt, tri ân khách hàng bằng những chiến dịch ưu đãi, sản phẩm “không chất lượng không lấy tiền”, “ở đâu rẻ nhất, ở đây rẻ hơn”… chính là nghệ thuật giữ chân khách hàng của người làm truyền thông – marketing – thương hiệu. Niềm vui và sự hài lòng sẽ tạo nên chữ tín và thương hiệu của bạn sẽ dần dần đi vào tâm trí khách hàng bằng cách đó.

>>>Xem thêm: Retention Rate là gì? 12 chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả

#3 Nằm lòng các nguyên tắc quản trị thương hiệu

Nguyên tắc quản trị thương hiệu là yếu tố sống còn của một thương hiệu bền vững. Một thương hiệu sẽ giữ mãi được chỗ đứng trong lòng khách hàng nếu nó mang linh hồn và cốt cách của chính doanh nghiệp đó. Điều này góp phần tạo nên tính nhất quán của thương hiệu, thứ được coi như là chìa khóa tạo nên sự khác biệt.

Một điều quan trọng không thể bỏ qua, bạn đã từng cảm nhận được sức mạnh của cộng đồng mạng? Quản lý thương hiệu là người có khả năng khởi tạo và kết nối cộng đồng mạng mang tên thương hiệu, nơi mà những người quan tâm có thể chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống, chuyện nghề. Họ gắn kết với nhau và sẽ luôn nhớ tới thương hiệu của bạn như một trải nghiệm tốt đẹp. Đó chính làm một dấu hiệu đáng mừng.

#4 Khả năng biến các con số trở nên biết nói

Mức độ nhận biết thương hiệu sẽ phản ánh chính xác kết quả của chiến dịch quảng bá sản phẩm. Bởi vậy, một Brand Manager luôn cần sử dụng tốt công nghệ tích hợp trí tuệ nhân tạo AI nhằm đo lường và phân tích hiệu quả của các chiến dịch quản trị thương hiệu.

Tuy nhiên, những ý tưởng vĩ đại sẽ chẳng thể đi đến đâu nếu không có ngân sách thực hiện. Brand Manager cần tính toán rõ ràng các con số chi phí thực tế cho các hoạt động của mình (Digital Marketing, Báo chí, Sự kiện,…)

#5 Tư duy sáng tạo

Những thứ gây xúc động, chạm đếm cảm xúc người dùng sẽ lưu lại rất lâu như những kỷ niệm vượt thời gian. Tại sao có những hình ảnh và lời nói lại ám ảnh và quyến luyến tâm trí con người không rời?

Sức hút của thương hiệu cần đảm bảo tính hữu hình (từ poster quảng cáo, bao bì sản phẩm đến name card của lãnh đạo và nhân viên,…) Nghĩ là trong vòng 3 – 5 giây, hình ảnh thương hiệu sẽ đi vào tiềm thức của khách hàng.

Vì vậy, Brand Manager cũng cần am hiểu về bố cục màu sắc cũng như hình ảnh. Không chỉ dừng lại ở đó, Brand Manager còn là người nghệ sỹ của ngôn từ. Khả năng truyền tải thông điệp với ngôn từ sắc sảo, sinh động hữu hình có khả năng “đốn tim” hàng triệu trái tim của khách hàng, những người ngày ngày theo dõi mạng xã hội như một thói quen khó bỏ.

Có thể nói, chính những trải nghiệm phong phú về đời sống, nghề nghiệp đã nhen nhóm trong họ những ý tưởng đột phá tuyệt vời làm nổi bật cá tính thương hiệu.

#6 Khả năng xử lý khủng hoảng

Rủi ro cũng giống như những vị khách không mời mà đến nên Brand Manager luôn phòng sẵn bên mình các kế hoạch quản trị “tiền khủng hoảng”. Là nhân sự cấp cao trong tổ chức, với con mắt của một nhà lãnh đạo, Brand Manager sẽ luôn lường trước được những cơn bão có thể làm tổn hại đứa con thương hiệu của mình, đặc biệt trong thời đại thông tin lan truyền chóng mặt và hàng rào kiểm duyệt thiếu chặt chẽ như hiện nay.

Để dập tắt những tin đồn thất thiệt mang mã độc lây lan tấn công thương hiệu, Brand Manager cần xây dựng hàng rào truyền thông Marketing vững chắc nhằm highlight những thành tựu – những điểm mạnh, những chính sách có lợi cùng những cam kết có tâm của doanh nghiệp đối với khách hàng.

Bên cạnh đó, Quản lý thương hiệu cần thẳng thắn trả lời câu hỏi của báo chí và đưa ra những cách giải quyết khôn ngoan và táo bạo nhằm định hướng và tạo thiện cảm với dư luận trước bất kỳ tình huống nào.

#7 Khả năng làm việc nhóm ăn ý

Brand Manager sẽ không bao giờ phải đối mặt với những khó khăn trong công cuộc chiến đấu bền bỉ vì thương hiệu sản phẩm cũng như chẳng đơn độc đón trọn ánh hào quang tỏa rạng từ thương hiệu này.

Thật đơn giản, đó là vì họ cũng là một thành viên trong bộ phận Truyền thông – Marketing và họ có chung một mục tiêu cháy bỏng là cơn khát trở thành những ông trùm trên thị trường, những người bạn tin cậy trong lòng người tiêu dùng. Thương hiệu là phần thưởng danh dự, là nỗ lực của cả team Truyền thông – Marketing phối hợp cùng các phòng ban khác trong công ty như Phòng Kinh doanh, Phòng Sản xuất,… đã bỏ bao tâm huyết cùng nhau xây dựng.

Brand-Manager-la-gi-Marketing24h.vn
Ảnh: Brand Manager là gì? Những kỹ năng mà Brand Manager cần có. Khả năng Teamwork ăn ý.

Bởi vậy, Brand Manager sẽ chỉ là hư danh nếu họ không thực sự có tinh thần và khả năng Teamwork với các thành viên trong nhóm và toàn thể công ty. Họ cần nỗ lực xây dựng mối quan hệ tốt, hiểu rõ và tạo thiện cảm với sếp, đồng nghiệp để góp phần vào thành công chung của một tập thể.

>>>Xem thêm: Teamwork là gì? 5 mẹo giúp Team Marketing của bạn hoàn thiện hơn

Tuyển dụng Brand Manager

#1 Làm thế nào để trở thành Brand Manager

Bạn là người có trên 3 – 5 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí Giám đốc Marketing hoặc Trường phòng Marketing của các công ty nước ngoài hay tập đoàn đa quốc gia?

Nếu đã thầm thương trộm nhớ ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG, nhiệt huyết kinh doanh và đam mê truyền thông thương hiệu thì đừng ngần ngại gì nữa, hãy nhanh chân theo đuổi con đường và sự nghiệp trở thành một Brand Manager ngay nào!

Bên cạnh vốn kinh nghiệm đã tích lũy được về Marketing – Truyền thông thương hiệu, bạn cần tiếp tục chăm chỉ học hỏi để vốn kinh nghiệm đó ngày càng được sắc bén hơn. Sự chủ động và tinh thần cầu tiến, sẵn sàng đương đầu với với những thử thách của công việc vốn dĩ rất áp lực có thể đưa bạn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp sắp tới.

#2 Mức lương của Brand Manager

Theo thống kê của Vietnam Salary mức lương của Brand Manager dao động từ 10 (mức lương khởi điểm) đến 80 triệu đồng (mức lương cao nhất), trong đó mức lương từ 25 – 40 triệu đồng được coi là mức dao động trung bình tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm.

Vì vậy, hãy chăm chỉ ngay từ bây giờ để đột phát những mức lương xứng đáng nhất bạn nhé!

Lời kết cho Brand Manager là gì

Trên đây là thông tin cho tiết về Brand Manager là gì cũng tất tần tật những công việc một Brand Manager phải làm. Sau cùng là cách ứng tuyển vị trí Brand Manager và mức lương của quản lý/giám đốc thương hiệu mà bạn đọc quan tâm.

Hy vọng bài viết trên đây của Marketing24h sẽ là những thông tin hữu ích đối với bạn đọc xung quanh công việc của Quản lý thương hiệu!

>>>Xem thêm: Churn Rate là gì? Những cách giảm tỉ lệ khách hàng rời bỏ bạn cần biết