Với sức cạnh tranh liên tục mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong hầu hết các ngành nghề, bản sắc riêng và những giá trị độc đáo chính là nhân tố nổi bật đưa thương hiệu phát triển thành công. Chúng ta thường nhắc đến Characteristics như là giá trị và bản sắc thương hiệu. Vậy thực chất Characteristics là gì và những tính cách nào sẽ tạo nên thành công của thương hiệu tâm trí người tiêu dùng?
Nội dung
Characteristics là đặc trưng giúp thương hiệu phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đặc trưng thương hiệu là các giá trị cốt lõi và các nguyên tắc cơ bản thể hiện bản chất thực sự của thương hiệu. Chúng là một tập hợp các thuộc tính, bản sắc riêng để thương hiệu trở nên khác biệt trong tâm trí người tiêu dùng.
Điều quan trọng đối với thương hiệu là đại diện cho một lý tưởng độc đáo và nhất quán. Mục tiêu này thúc đẩy ban quản lý và bộ phận tiếp thị xác định một bộ nhận diện thương hiệu hoạt động như một khía cạnh không thể thiếu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: 5 cuốn sách hay về Content Marketing mà bạn nên biết !
Các thương hiệu thành công đều xuất phát từ sự thấu hiểu nhân khẩu học của thị trường mục tiêu, thấu hiểu về những sở thích và thói quen của người tiêu dùng, từ đó đem tới những chiến lược giao tiếp với khách hàng hiệu quả. Việc thấu hiểu thị trường mục tiêu rất quan trọng bởi nó cung cấp định hướng cho phong cách thương hiệu và tầm nhìn xuyên suốt của doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời giúp tạo ra một kết nối hữu cơ giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Việc cố gắng thu hút tất cả người tiêu dùng (tức là bỏ qua khái niệm về thị trường mục tiêu) có thể phản tác dụng, khiến thương hiệu của công ty trở nên nhạt nhòa trong mắt người tiêu dùng. Để có thể đem tới hình ảnh cùng chiến lược định vị thương hiệu phù hợp, trước tiên doanh nghiệp cần thấu hiểu khách thị trường mục tiêu.
Thiết lập bản sắc thương hiệu độc đáo sẽ khiến người tiêu dùng tiềm năng chú ý đến doanh nghiệp nhiều hơn. Chẳng hạn, Apple đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới nhờ các sản phẩm sáng tạo hướng tới sự tối giản, hấp dẫn về mặt thẩm mỹ. Khi nói đến các công ty dịch vụ, Domino Pizza đảm bảo rằng pizza của họ sẽ chỉ được giao trong vòng 30 phút – tất cả đều là những bản sắc thương hiệu rất riêng và được người tiêu dùng nhớ tới.
Tạo bản sắc thương hiệu đối với thị trường mục tiêu không đòi hỏi một ý tưởng mang tính cách mạng. Doanh nghiệp có thể đơn giản nghĩ ra một ý tưởng tách biệt mình khỏi những cạnh tranh trên thị trường. Một khi một công ty tìm ra được ý tưởng độc đáo, việc tập trung nguồn lực và nỗ lực vào ý tưởng này sẽ đem lại thành công cho doanh nghiệp.
Việc xây dựng thành công thương hiệu trong một thời gian ngắn là điều hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên ban quản trị cần có niềm đam mê để duy trì doanh nghiệp trong một thời gian dài. Khi nhìn những người thành công như Steve Jobs hay Mark Zuckerberg, tất cả họ đều có một niềm đam mê nghiêm túc luôn thúc đẩy tinh thần làm việc chăm chỉ và liên tục mang đến sự vĩ đại.
Niềm đam mê đó dẫn đến sự nhiệt tình và niềm vui đích thực cho những người xung quanh cùng cố gắng phát triển công ty. Đam mê cũng giúp doanh nghiệp kiên trì vượt qua những thất bại không thể tránh khỏi.
Khi người tiêu dùng yêu thích thương hiệu và thường xuyên lặp lại việc mua sắm, họ thường mong đợi nhận được mức chất lượng như lần đầu tiên. Nhà hàng và chất lượng dịch vụ thực phẩm là một trong những ví dụ tuyệt vời để chứng minh cho nhận định này.
Không ai muốn giao dịch với một công ty không có sự thống nhất trong quá trình kinh doanh. Với rất nhiều ngành công nghiệp đang bão hòa cùng các đối thủ cạnh tranh, sự không nhất quán thường là lý do để người tiêu dùng từ bỏ sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp. Do đó, việc tuân thủ một tiêu chuẩn chất lượng nhất định với một sản phẩm hoặc dịch vụ là rất quan trọng.
Đạt được lợi thế cạnh tranh trong thế giới kinh doanh không hề dễ dàng. Để một thương hiệu tạo được tên tuổi cho chính mình, các thành viên trong ban quản trị nên phát triển những lợi thế cạnh tranh một cách mạnh mẽ và không ngừng nỗ lực cải thiện.
Khi nói đến những doanh nghiệp thành công trong bất kỳ ngành nghề nào, không có người sáng lập nào chỉ đơn giản ngồi xuống và chờ đợi người tiêu dùng sẽ làm việc thay cho họ. Thay vào đó, họ có xu hướng trở thành những người tạo động lực và làm việc không mệt mỏi trong việc xây dựng và tối ưu hóa thương hiệu, vượt lên trên cả mong đợi của người tiêu dùng.
Thương hiệu muốn thành công cần nâng cao khả năng tiếp cận người tiêu dùng thông qua nhiều kênh. Rõ ràng, các công ty lớn có lợi thế đạt được sự tiếp xúc vì họ thường có ngân sách tiếp thị lớnvà nhiều kết nối có sẵn hơn. Họ có thể trả tiền cho quảng cáo truyền hình, đăng bài trên các tạp chí được công nhận trên toàn cầu và xếp hạng cao trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên, Internet và phương tiện truyền thông xã hội đã thu hẹp khoảng cách giữa các công ty nhỏ và các công ty lớn. Giờ đây, có nhiều công cụ hơn bao giờ hết cung cấp cho bất kỳ công ty nào cơ hội thiết lập thương hiệu như Facebook, Twitter, LinkedIn và Google+, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận hầu hết người tiêu dùng.
Xây dựng thương hiệu là sự áp dụng có chủ ý và khéo léo để tạo ra nhận thức mong muốn ở người tiêu dùng. Do đó, việc xây dựng bản sắc thương hiệu rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể thành công trong mắt người tiêu dùng, ban quản trị cần nỗ lực không ngừng nghỉ để nâng cao bản sắc, cá tính cạnh tranh. Trên đây là những tính cách cơ bản tạo nên thành công của một thương hiệu.