Checklist là gì? Tìm hiểu cách xây dựng Checklist trong Marketing hiệu quả

Ngày đăng: 12/05/2022

Checklist là gì? Có lẽ đây là thuật ngữ quen thuộc sử dụng nhiều trong các lĩnh vực đời sống. Vậy bạn có hiểu về thuật ngữ này không? Và vai trò của nó như thế nào trong đời sống và kinh doanh. Xây dựng Checklist mang đến lợi ích gì cho các doanh nghiệp cũng như chiến dịch Marketing? Hãy điểm qua bài viết sau để có câu trả lời.

Checklist là gì?

Checklist được biết đến là danh sách các công việc được đặt ra nhằm hướng đến một mục tiêu cụ thể. Mục đích đảm bảo các công việc diễn ra đúng quy trình và thời hạn mà không bị bỏ sót. Để có thể đảm bảo được điều đó bạn cần Checklist liệt kê cụ thể các nhiệm vụ, đầu mục từ nhỏ đến lớn mỗi ngày.

Trên thị trường hiện nay có nhiều ngành nghề và đa lĩnh vực có thể dùng đến Checklist. Cách dùng này đem lại sự tiện lợi và hữu ích trong công việc. Thuật ngữ này được dùng nhiều trong các doanh nghiệp, ban lãnh đạo hay cá nhân để kiểm soát công việc tốt hơn.

Check list trong doanh nghiệp
Check list trong doanh nghiệp

Dùng Checklist cho các bộ phận, nhà quản lý theo dõi tiến độ công việc. Giúp các đầu mục vạch ra được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Cách quản lý này rõ ràng và khoa học, mang tính hiệu quả cao. Checklist xuất hiện dưới dạng danh sách liệt kê gồm các hộp nhỏ xuất hiện bên trái trang. Bạn có thể đánh dấu nhỏ hoặc dấu nhân khi hoàn thành công việc đó.

Mục đích sử dụng Checklist trong công việc 

Sử dụng Checklist thực sự hữu ích và tiện dụng. Do đó mà thuật ngữ này được áp dụng rộng rãi ở mọi chuyên ngành và lĩnh vực. Nắm rõ được Checklist là gì giúp bạn thực hiện được các mục đích công việc rõ ràng. Bạn có thể tham khảo một số mục đích dùng Checklist như sau:

  • Dùng Checklist trong quản lý & lãnh đạo: Dùng Checklist nhằm đánh giá tổng thể công việc của các bộ phận dựa vào danh sách đó. Các thiếu sót của từng bộ phận hoặc cá nhân dễ dàng kiểm soát. Từ đó nhanh chóng khắc phục và đánh giá năng lực của nhân viên. Checklist giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình quản lý.
  • Dùng Checklist đối với nhân viên: Checklist hỗ trợ cá nhân giải quyết công việc dứt khoát và không bị bỏ sót các đầu mục công việc. Giúp quản lý công việc và thời gian khoa học.
Check list đem đến nhiều lợi ích
Check list đem đến nhiều lợi ích

Có thể thấy lợi ích to lớn của Checklist đem lại. Để đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp diễn ra đúng quy trình và đạt được hiệu quả tối ưu bạn nên dùng đến Checklist.

Ưu nhược điểm khi sử dụng Checklist

Mục đích dùng Checklist rõ ràng và cụ thể. Bởi Checklist mang đến nhiều ưu điểm vượt trội trong công việc. Checklist giúp giúp công việc diễn ra suôn sẻ và chuyên nghiệp. Đảm bảo tối ưu hóa quá trình phát triển cho doanh nghiệp. Xây dựng Checklist cụ thể có những ưu điểm như:

  • Tối ưu hóa quá trình phát triển doanh nghiệp.
  • Quản lý tình hình hoạt động và sử dụng nhân lực hiệu quả.
  • Dựa trên Checklist là cơ sở quản lý, quy mô công việc doanh nghiệp sát sao hơn để đạt hiệu quả cho người dùng.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì Checklist đang tồn tại một số nhược điểm như:

  • Phụ thuộc quá mức vào Checklist khiến mỗi người ỷ lại và thụ động, bị cản trở hiệu suất công việc.
  • Checklist không kiểm soát được các trường hợp khẩn cấp trong công việc. Nên mỗi cá nhân cần tự chủ động và linh hoạt hơn trong mọi tình huống.

Từ đó có thể thấy Checklist cần sử dụng đúng và hợp lý. Người dùng Checklist cần linh hoạt và chủ động hơn trong công việc để có thể giải quyết mọi thứ hợp lý.

Ứng dụng của Checklist trong công việc

Checklist sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống. Bởi chúng ta đều thấy rõ những lợi ích và điểm tích cực mà Checklist mang đến. Các ứng dụng của Checklist đang được áp dụng trong một số lĩnh vực hiện nay như:

  • Kiểm soát trước các chuyến bay trong ngành hàng không nhằm đảm bảo các mặt hàng quan trọng không bị bỏ sót.
  • Checklist dùng trong công nghiệp hoặc thủ tục hoạt động.
  • Dùng Checklist trong tố tụng dân sự để đối phó với sự phức tạp của khám phá, thực hành chuyển động. Chẳng hạn như danh sách kiểm tra kiện tụng nguồn mở.
  • Đảm bảo rà soát phần mềm, ứng dụng công nghệ chuyên nghiệp hơn, quy chuẩn để ngăn chặn lỗi.
  • Hỗ trợ và phòng ngừa các rủi ro của hệ thống quản lý được áp dụng rộng rãi.
  • Checklist được các nhà đầu tư dùng trong các hạng mục quan trọng để quá trình đầu tư diễn ra thuận lợi.
  • Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe dùng Checklist đảm bảo hướng dẫn thực hành lâm sàng tuân thủ.
Sử dụng check list giúp doanh nghiệp quản lý nhân lực và công việc
Sử dụng check list giúp doanh nghiệp quản lý nhân lực và công việc

Cách xây dựng checklist cho chiến dịch marketing thương hiệu mới

Với các doanh nghiệp ở mọi hoạt động kinh doanh cần xây dựng kế hoạch marketing. Đây là việc làm quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực và thời gian phát triển kinh doanh. Để xây dựng Checklist các doanh nghiệp cần có hướng đi đúng đắn.

Xây dựng chiến dịch marketing tổng thể

Để xây dựng chiến dịch Marketing tổng thể qua Checklist cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Xu hướng và thực trạng, tiềm năng phát triển ngành hàng trên thị trường.
  • Nghiên cứu hành vi và sở thích người dùng, xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu cụ thể.
  • Nghiên cứu giá trị cốt lõi của các sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh.
  • Nghiên cứu cơ cấu thị trường về các thị phần cụ thể.
  • Xây dựng slogan, chiến lược thương hiệu.
  • Phân tích theo mô hình SWOT
  • Đặt ra mục tiêu kinh doanh cùng ngân sách hoạt động trong năm 2017. Xây dựng chính sách lương thưởng cùng hạng mục KPI cho từng phòng ban công ty.

Qua những chia sẻ trên bạn hiểu được Checklist là gì? Mong rằng bài viết trên giúp bạn sử dụng Checklist một cách hợp lý.


Đam mê viết lách tại marketing24h.vn và rất thích marketing. Đặc biệt chưa có người yêu _ _!