Chiến lược là gì mà lại quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp như vậy? Một trong những điều làm nên thành công của một doanh nghiệp trên thị trường đó chính là tài lãnh đạo của doanh nghiệp cũng như là những chiến lược sắc bén mà công ty tạo ra. Trong đó những chiến lược của doanh nghiệp là nền tảng để định hướng doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn tạo ra được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Vậy với một thị trường có sức cạnh tranh cao như hiện nay thì chiến lược là gì để doanh nghiệp có thể bật lên giữa 1 rừng các doanh nghiệp có thể lăm le thị phần.
Nội dung
“Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó“. Cần phân biệt Chiến lược và chiến thuật. Đây là khái niệm có nguồn gốc từ quân sự. Trong quân sự, chiến lược khác với chiến thuật. Chiến thuật đề cập đến việc tiến hành một trận đánh, trong khi chiến lược đề cập đến việc làm thế nào để liên kết các trận đánh với nhau. Nghĩa là cần phải phối hợp các trận đánh để đi đến mục tiêu quân sự cuối cùng.
Vậy một chiến lược như thế nào sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo dựng được vị thế trên thị trường? Một chiến lược kinh doanh phải có bốn yếu tố: mục tiêu chiến lược, phạm vi chiến lược, lợi thế cạnh tranh và các hoạt động chiến lược và năng lực cốt lõi. Bốn yếu tố này đòi hỏi một sự nhất quán và ăn khớp với nhau.
Một chiến lược cần bắt đầu bằng việc xác định các kết quả kỳ vọng mà chiến lược kinh doanh được xác lập để thực hiện chúng. Các mục tiêu chiến lược sẽ đóng vai trò định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong một số năm.
Cần phân biệt giữa mục tiêu chiến lược với sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp. Thực tế, nhiều doanh nghiệp có xu hướng nhầm lẫn giữa mục tiêu với sứ mệnh của doanh nghiệp. Sứ mệnh chỉ ra mục đích hay lý do tồn tại của doanh nghiệp nên thường mang tính khái quát cao. Ngược lại, mục tiêu cần đảm bảo cụ thể, định lượng và có thời hạn rõ ràng.
Việc lựa chọn mục tiêu chiến lược là gì có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lựa chọn lợi nhuận cao là mục tiêu chiến lược sẽ tập trung vào phục vụ các nhóm khách hàng hay phân khúc thị trường đem lại lợi nhuận cao bằng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc hiệu suất chi phi phí vượt trội. Ngược lại, việc lựa chọn mục tiêu tăng trưởng có thể dẫn dắt doanh nghiệp phải đa dạng hóa dòng sản phẩm để thu hút các khách hàng ở nhiều phân đoạn thị trường khác nhau.
Để triển khai các mục tiêu chiến lược, thông thường doanh nghiệp có thể sử dụng Phương pháp Thẻ điểm cân bằng (BSC) và hệ thống chỉ số KPI.
>> Xem thêm: Chỉ số KPI là gì?
Mục tiêu chiến lược thông thường có hai nhóm: mục tiêu tài chính (tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận) và các mục tiêu phi tài chính.
Mặc dù đa số CEO của các doanh nghiệp trên thế giới (30%) vẫn ưu tiên mục tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, về dài hạn mục tiêu quan trọng nhất mà chiến lược kinh doanh hướng tới là lợi nhuận cao và bền vững. Mục tiêu chiến lược thường được đo bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) nhưng cũng có thể đo bằng các tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA). Doanh nghiệp cũng có thể đưa các mục tiêu khác (phi tài chính như chất lượng sản phẩm/dịch vụ, giá trị khách hàng, phát triển năng lực, nguồn nhân lực …
Việc lựa chọn mục tiêu chiến lược là gì phụ thuộc vào ngành nghề và giai đoạn phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp phải rất thận trọng trong việc lựa chọn mục tiêu tăng trưởng, giá trị cổ phiếu hoặc lợi nhuận kế toán hàng năm làm mục tiêu vì nó có thể dẫn dắt doanh nghiệp đi theo hướng phát triển không bền vững.
Một chiến lược kinh doanh hiệu quả không tập trung vào thỏa mãn mọi nhu cầu ở tất cả các phân khúc thị trường. Bởi vì nếu làm như vậy doanh nghiệp sẽ phải phân tán nguồn lực và nỗ lực. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đặt ra giới hạn về khách hàng, sản phẩm, khu vực địa lý hoặc chuỗi giá trị trong ngành để có sự tập trung và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng – đó là phạm vi chiến lược hay phạm vi cạnh tranh.
Phạm vi cạnh tranh không nhất thiết phải mô tả chính xác những gì doanh nghiệp làm nhưng rất cần định rõ và truyền tải cho nhân viên doanh nghiệp sẽ không làm gì.
Ví dụ, một ngân hàng xác định rõ không cấp tín dụng cho khách hàng kinh doanh các mặt hàng mà giá biến động mạnh như sắt thép, phân bón. Điều này là cần thiết để các nhà quản lý cấp trung không dành quá nhiều thời gian vào các dự án mà sau đó sẽ bị bác bỏ vì chúng không phù hợp với chiến lược. Đó là lý do cần nắm rõ bản chất chiến lược là gì.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn tập trung vào đáp ứng một hoặc một vài nhu cầu của nhiều khách hàng như:
Việc lựa chọn phạm vi chiến lược phải dựa trên nguyên tắc thị trường có nhu cầu thực sự và doanh nghiệp thực sự am hiểu cũng như có thể đáp ứng được nhu cầu. Doanh nghiệp cũng cần tránh đối đầu với các đối thủ cạnh tranh mạnh hoặc đang đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Thay vì đơn giản xác định lợi thế cạnh tranh là chi phí thấp hay khác biệt hóa, doanh nghiệp phải xác định được khách hàng mục tiêu thực sự đánh giá cao cái gì và phát triển một giản đồ giá trị khách hàng trong đó thể hiện sự kết hợp các yếu tố mà khách hàng mục tiêu sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp ví dụ giá, chất lượng, thiết kế, tốc độ, an toàn, tin cậy….
Tính duy nhất hay khác biệt của sản phẩm dịch vụ chính là cách thức kết hợp các yếu tố để đáp ứng tốt nhất các khách hàng mục tiêu. Như vậy, lợi thế cạnh tranh là sự kết hợp các giá trị nhưng trong đó phải có một đến hai giá trị vượt trội để giúp cho khách hàng nhận ra sản phẩm của doanh nghiệp giữa các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Hãy lưu ý, việc xác định và tạo dựng các giá trị khách hàng, lợi thế cạnh tranh và định nghĩa chiến lược là gì là vấn đề trung tâm của chiến lược.
Sau khi xác định được lợi thế cạnh tranh phù hợp với khách hàng mục tiêu, chiến lược cần giải đáp câu hỏi: làm thế nào doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh? Nói cách khác, doanh nghiệp phải xác định được cách thức cung cấp những giá trị khác biệt đến tay khách hàng.
Để cung cấp được các giá trị khách hàng mong muốn, nhà quản lý phải thiết kế một hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới việc tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng. Một công cụ hiệu quả nhất để thiết kế hệ thống hoạt động chính là Chuỗi giá trị do M. Porter phát triển. Tùy theo đặc điểm của mỗi ngành nghề, chuỗi giá trị của doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau nhưng vẫn sẽ bao gồm nhóm hoạt động chính (như cung ứng, vận hành, marketing, bán hàng…) và nhóm hoạt động hỗ trợ (như quản lý nhân sự, nghiên cứu phát triển, hạ tầng quản lý, CNTT…).
Điểm quan trọng trong thiết kế hệ thống hoạt động này là đảm bảo sự tương thích giữa các hoạt động và cùng hướng vào việc tạo ra giá trị gia tăng Trong hệ thống hoạt động, doanh nghiệp phải xác định được đâu là năng lực cốt lõi trực tiếp đóng góp vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững đã xác định. Vậy năng lực cốt lõi trong chiến lược là gì?
Năng lực cốt lõi chính là khả năng triển khai các hoạt động với sự vượt trội so với đối thủ cạnh tranh về chất lượng hoặc hiệu suất, nó thường là khả năng liên kết và điều phối một nhóm hoạt động hoặc chức năng chính của một doanh nghiệp và ít khi nằm trong một chức năng cụ thể.
Năng lực này có thể cho phép doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả và đa dạng hóa sản phẩm để. Ví dụ, năng lực cốt lõi của Honda là khả năng thiết kế và sản xuất động cơ có độ bền và tiết kiệm nhiên liệu vượt trội, năng lực cốt lõi của một công ty xây dựng có thể là năng lực quản lý thi công (nhờ đó đảm bảo tiến độ, chất lượng và chi phí). Các yếu tố của chiến lược rõ ràng không tồn tại một cách độc lập, rời rạc mà ngược lại phải đảm bảo sự liên kết, nhất quán và tương thích với nhau.
Nếu doanh nghiệp có thể đủ thông tin thị trường và có nhân sự đủ tốt, tự xây dựng chiến lược là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, vì việc này chỉ xảy ra 3-5 năm 1 lần, và nếu doanh nghiệp cần xây dựng dựa trên phân tích bài bản, hoặc doanh nghiệp không có đủ thông tin thị trường, thuê tư vấn chiến lược là một lựa chọn không tồi. Chi phí thuê tư vấn thực tế không đáng kể so với lợi ích mà một bản chiến lược tốt mang lại.
>> Xem thêm: Chiến lược Marketing 4P
“BSC hay Balanced Score Card – còn được gọi là Thẻ điểm cân bằng là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược, được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra.”
Thẻ điểm cân bằng mang đến cho các nhà quản lý và các quan chức cấp cao trong các tổ chức một cái nhìn cân bằng hơn về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Thẻ điểm cân bằng là một hệ thống quản lý và hoạch định chiến lược mà các tổ chức sử dụng để:
Thẻ điểm cân bằng giúp kết nối những yếu tố của bức tranh chiến lược. Vậy lợi thế khi sử dụng thẻ điểm cân bằng chiến lược là gì
Để phát triển các mục tiêu, đo lường các chỉ số KPI, đặt mục tiêu và sáng kiến (hành động) liên quan, hệ thống thẻ điểm cân bằng (BSC) đề xuất đánh giá công ty theo bố khía cạnh sau:
Các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp được trình bày thông qua bản đồ chiến lược.
Từ các khía cạnh của BSC, doanh nghiệp cụ thể hóa thành bộ chỉ tiêu KPI để đo lường hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
Nhìn chung, có nhiều lý thuyết chỉ ra các bước xây dựng chiến lược với số lượng, mức độ chi tiết và phân định giữa các bước là khác nhau. Do vậy phần nêu ra dưới đây chỉ liệt kê những bước cơ bản.
Ở Bước 3, cần nhấn mạnh rằng cấu trúc hoạt động thường bị bỏ sót trong các chiến lược. Dường như vấn đề cấu trúc hoạt động thường nằm trong đầu các nhà lãnh đạo thay vì thể hiện trong các tài liệu chiến lược. Cũng có thể nguyên nhân là vì cấu trúc hoạt động, hay cụ thể hơn là cơ cấu tổ chức một phần được hình thành từ sự tương tác chính trị giữa các nhà lãnh đạo.
Những ví dụ trên đã chứng tỏ chiến lược có tầm quan trọng như thế nào trong một doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp ngay từ bước đầu nhận biết rằng chiến lược là gì? nó phải được thực hiện ra sao chính là điểm khiến xây dựng nên một tổng thể nhất quán và chiến lược dài hạn để thành công sau này. Chính vì thế xây dựng chiến lược là một chuyện còn thực hiện được nó thành công lại là cả một câu chuyện khác mà doanh nghiệp phải có nước đi rõ ràng.