Chiến lược marketing của Yakult có gì đặc biệt? Yakult đã chinh phục người tiêu dùng Việt như thế nào?
Yakult mở màn “chào sân” vào thị trường khi đánh vào yếu tố “tốt cho hệ tiêu hoá” của người dùng. Yếu tố khác biệt này đã mở ra một đại dương xanh cho thương hiệu. Vậy làm cách nào để thương hiệu này chiếm lĩnh thị trường? Điều gì làm nên thành công của chiến lược marketing của Yakult?
Công ty Yakult Honsha được thành lập năm 1955, là một trong những công ty hàng đầu tại Nhật Bản tiên phong trong lĩnh vực Probiotics – nghiên cứu, sản xuất và thương mại hoá các sản phẩm có chứa lợi khuẩn và dược phẩm.
Danh mục sản phẩm của công ty, bao gồm sữa lên men, nước trái cây, mỹ phẩm và dược phẩm (thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thiết bị y tế). Ngoài ra, Yakult Honsha cũng nghiên cứu và thương mại hoá các loại thuốc trong lĩnh vực ung thư.
Với mục tiêu cung cấp vi khuẩn axit lactic – một loại vi khuẩn có thể tồn tại qua dịch tiêu hoá và đi đến ruột tạo ra các tác dụng có lợi cho người dùng, bác sĩ Shirota đã lên quá trình nghiên cứu và cho ra mắt loại sữa lên men có tên là Yakult.
– Năm 1930, sữa uống Yakult được xây dựng dựa trên nghiên cứu của bác sĩ Minoru Shirota.
– Năm 1935, thương mại hoá sản phẩm lần đầu tiên tại Nhật Bản.
– Năm 1955, công ty Yakult Honsha chính thức được thành lập.
– Năm 2007, công ty Yakult bắt đầu kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
– Tính đến nay, thức uống này đã có mặt trên khắp 38 quốc gia và là một trong những loại thức uống có tác dụng tốt cho hệ tiêu hoá phổ biến trên thế giới.
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Vinamilk dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam
Yakult là một loại sữa uống lên men, được làm từ sữa bột gầy, nước, đường và chủng khuẩn Lactobacillus casei Shirota. Mỗi chai Yakult sẽ chứa khoảng 6,5 tỷ khuẩn L.Casei Shirota. Khác với các loại chủng khuẩn bình thường, khuẩn L.Casei Shirota có khả năng sống sót trong dịch tiêu hoá (dịch vị dạ dày và dịch vị mật và ruột), và có tác dụng hỗ trợ phục hồi sự cân bằng hệ sinh vật đường ruột cho người dùng.
Tại thị trường Việt Nam, hãng chỉ cho ra mắt duy nhất một hương vị cơ bản, với dung tích 65ml và được đóng gói theo lốc 5 hoặc lốc 10. Đây là cách đóng gói hợp lý bởi hạn dùng của Yakult tương đối ngắn.
Bên cạnh đó, do sản phẩm sữa uống này có chứa axit nên nhà sản xuất khuyến cáo người dùng không nên uống quá nhiều, bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của những enzym khác trong hệ tiêu hoá.
Các sản phẩm của Yakult đều được đảm bảo chất lượng và trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Cụ thể:
Hiện tại, mức giá của 1 lốc 5 chai Yakult dao động vào khoảng 24.000 VNĐ. Đây được đánh giá là một mức giá phù hợp, đánh đúng và trúng vào khách hàng mục tiêu.
Ngoài ra, thương hiệu cũng áp dụng chiến lược định giá sản phẩm theo gói nhằm thu hút tệp khách hàng có nhu cầu quan tâm và mua sản phẩm với số lượng lớn. Chiến lược này được áp dụng khi khách hàng mua từ 2 lốc sữa uống Yakult trở lên, thay vì mua lẻ 1 lốc 5 chai.
Chiến lược giá này được áp dụng phổ biến cho sản phẩm tiêu dùng nhanh trong các ngành bán lẻ hay thương mại điện tử. Khách hàng khi mua từ 2 lốc trở lên sẽ được hưởng ưu đãi về giá.
Nhà máy Yakult Việt Nam được đặt ngay tại khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích lên tới 24.000m2. Tại đây, sản phẩm sữa uống Yakult được áp dụng công nghệ tiên tiến và tối tân nhất của Nhật Bản, đồng thời, nhà sản xuất cũng đảm bảo chọn lọc nguyên liệu đầu vào một cách cẩn thận.
Yakult được phân phối đến hầu hết các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ tại các tỉnh thành như BigC, Mega Market, Vinmart, Circle K… Sự phủ sóng mạnh mẽ và rộng rãi này tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng dễ dàng mua sản phẩm sữa uống Yakult.
Một số hệ thống cửa hàng bán sản phẩm Yakult tại Việt Nam:
>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Dutch Lady – đối thủ trực tiếp của Vinamilk có gì đặc biệt?
Khi trên thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập ngành sữa lên men, Yakult Nhật Bản bắt đầu đứng trên đà lung lay về thị phần và bộ nhận diện thương hiệu trở nên bão hoà. Đứng trước thực trạng đó, Yakult đã thiết lập chiến lược quảng cáo đa kênh nhằm duy trì và kết nối thương hiệu với khách hàng.
Đoạn quảng cáo “gia đình Mr.Yakult” đã tái hiện lại một cách vui nhộn về những khoảnh khắc quen thuộc và gần gũi của mọi gia đình Việt mỗi sáng thức dậy. Hình ảnh những chai Yakult được nhân cách hoá thành cha, mẹ và những đứa con với những biểu cảm “nhắng nhít” đáng yêu đã tạo được sự chú ý và yêu mến của đông đảo người xem.
Ngoài ra, khi nhận thấy thị trường tiềm năng 60 triệu người dùng Zalo tại Việt Nam, Yakult đã nhanh chóng kết hợp với mạng xã hội này để tung ra bộ sticker siêu nhân Yakult nhằm tiếp cận khách hàng mục tiêu trên diện rộng. Kết quả của chiến dịch vượt ngoài mong đợi khi có hơn 500.000 lượt tải organic.
Bằng việc hợp tác với các nhà phân phối của mình, Yakult luôn được sắp xếp ở vị trí đẹp – nơi khách hàng dễ dàng tìm thấy. Hãng cũng tích cực đặt POSM tại các điểm bán, hệ thống các siêu thị nhằm tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Yakult còn thường xuyên mở các booth dùng thử sản phẩm với mục đích giúp khách hàng đưa ra quyết định mua nhanh chóng.
Các chiến dịch hoạt động xã hội không những giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tốt đẹp, có trách nhiệm trong tâm trí của khách hàng, mà còn thu hút được sự chú ý, quan tâm của cộng đồng.
Một số hoạt động vì cộng đồng nổi bật của hãng Yakult:
Yakult cũng tích cực đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi như giảm giá khi mua số lượng lớn, tặng quà tặng kèm trong các dịp đặc biệt, tăng coupon khi mua từ 4 lốc….
Kết luận
Nhờ có yếu tố sản phẩm khác biệt, xây dựng mục tiêu và chiến lược marketing của Yakult rõ ràng nên đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Tính đến nay, ai ai cũng biết đến sản phẩm sữa uống lên men đến từ thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản Yakult. Chiến lược marketing của Yakult chậm mà chắc, đánh đúng và trúng đối tệp khách hàng tiềm năng của Yakult là bài học đáng giá mà các thương hiệu khác nên học hỏi.