Chiến lược thương hiệu của Zara trong kinh doanh có gì đặc biệt?

Ngày đăng: 29/07/2022

Nhắc đến Zara chắc hẳn chúng ta không lạ lẫm gì với thương hiệu thời trang cao cấp này. Zara được biết đến là ông hoàng trong ngành công nghiệp thời trang. Thành lập từ năm 1975 đến nay Zara không ngừng phát triển với nhiều sản phẩm thời trang dành cho mọi độ tuổi. Chiến lược thương của Zara là yếu tố quan trọng tạo nên đỉnh cao của thương hiệu. Và Zara đã thực hiện chiến lược gì? Hãy điểm qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về thương hiệu này nhé!

Chiến lược thương hiệu của Zara

Vào năm 2019 thương hiệu Zara xếp thứ 29 trong danh sách những thương hiệu thời trang nổi tiếng toàn cầu tốt nhất của Interbrand. Tiêu chí đánh giá các thương hiệu là sở hữu giá trị cốt lõi tìm thấy trong 4 thuật ngữ đơn giản: vẻ đẹp, chức năng, sự rõ ràng và tính bền vững.

Zara thành công với bí quyết xuất phát từ khả năng bắt nhịp xu hướng thời trang thay đổi nhanh chóng. Từ ngày đầu thành lập, Zara tìm ra lỗ hổng trên thị trường để giải quyết hiệu quả. Điều này tạo sự khác biệt của thiết kế Zara trong các sản phẩm. Bộ sưu tập của thương hiệu vừa chất lượng cao mà giá phải chăng.

Thương hiệu thời trang Zara có từ lâu đời
Thương hiệu thời trang Zara có từ lâu đời

Thương hiệu không ngừng theo dõi sát sao sự thay đổi cùng với xu hướng thời trang trên thế giới mỗi ngày. Từ phong cách đến xu hướng mới tạo ra thiết kế để đưa vào cửa hàng trong 1 đến 2 tuần. Đa số thương hiệu khác phải mất 6 tháng để đưa ra thiết kế mới.

Zara tập trung vào 3 lĩnh vực để xây dựng thương hiệu thời trang của mình như sau:

Thời gian bán hàng ngắn hơn

Thời gian bán hàng ngắn cho phép Zara đảm bảo cửa hàng dự trữ quần áo mà khách hàng muốn mua thời điểm đó. Còn với các cửa hàng bán lẻ khác thì cố dự đoán khách hàng có thể mua trong tương lai. Zara tiếp cận khách hàng bằng việc cung cấp cho họ những gì họ muốn vào thời điểm nhất định.

Số lượng ít hơn

Chiến lược này thông qua nguồn cung khan hiếm. Giảm số lượng sản xuất về kiểu dáng cụ thể. Zara không chỉ giảm sự xuất hiện của mình mà mọi sản phẩm bán lẻ đều tạo sự khan hiếm. Theo nguyên tắc số lượng ít sản phẩm trở nên mơ ước và khát khao hơn. Lợi ích của việc sản xuất ít là tạo ra sức hút với người tiêu dùng. Hàng bán ra nhanh hơn và không lo bị tồn kho. 

Đa dạng kiểu dáng hơn

Zara áp dụng chiến lược thay vì sản xuất mỗi kiểu dáng số lượng nhiều. Thương hiệu đã sản xuất nhiều kiểu dáng hơn khoảng 12.000 một năm. Các sản phẩm thời trang bán hết rất nhanh. Vẫn còn có nhiều phong cách mới đang chờ chiếm chỗ. Zara tạo ra nhiều sự lựa chọn, đa dạng phong cách đáp ứng nhu cầu mọi tầng lớp tiêu dùng. Zara chỉ cho phép nhà thiết kế xuất hiện ở cửa hàng trong 3-4 tuần. Hình thức này thúc đẩy người tiêu dùng trở lại và mua hàng. 

Chiến lược truyền thông của thương hiệu Zara

Chiến lược thương hiệu của Zara cho chúng ta thấy những gì Zara thực hiện khác biệt và sáng tạo hơn nhiều so với các thương hiệu khác. Đó cũng là lý do khiến cho thương hiệu phát triển vững mạnh như vậy. Khi nói đến truyền thông của Zara hầu như không có chính sách quảng cáo nào. 

Thay vào đó họ đầu tư phần doanh thu vào việc mở cửa hàng mới. Chi tiêu đến 0,3% doanh số bán hàng trên quảng cáo so với mức trung bình là 3,5% các đối thủ cạnh tranh khác.

Chiến lược kinh doanh của Zara độc đáo
Chiến lược kinh doanh của Zara độc đáo

Đây thực sự là dấu ấn, điểm nhấn của thương hiệu. Zara cũng là nơi là khách hàng đánh giá cao. Những trải nghiệm sản phẩm Zara mang đến cho khách hàng vô cùng tuyệt vời. Thay vì quảng cáo họ dùng vị trí cửa hàng và cách trưng bày cửa hàng làm yếu tố trong chiến lược Marketing.

Zara tìm đến địa điểm nổi bật trong thành phố, đảm bảo khách hàng cao cho cửa hàng. Màn hình cửa sổ chính là nơi mà họ dùng để trưng bày sản phẩm, các thiết kế nổi bật. 

Thách thức trong chiến lược thương hiệu của Zara trong tương lai

Nhắc đến chiến lược kinh doanh của Zara có lẽ mọi người đang nghĩ đến cuộc khủng hoảng Covid-19. Có thể thấy thương hiệu Zara bị ảnh hưởng nặng nề. Các cửa hàng phải đóng của doanh số giảm 44%, công ty báo lỗ đến 482 triệu USD. Dù doanh số bán hàng trực tuyến tích cực nhưng đến quý 1 năm 2020 doanh số tăng 50% vẫn không đủ bù giảm thiệt hại trước đó. Những chiến lược Zara xây dựng để khắc phục.

Thương mại di động

Theo thống kê thì các thương hiệu sẽ nhận khoảng 15-20% lưu lượng truy cập trang web qua thiết bị di động. Con số này đang tăng lên nhanh chóng. Hàng loạt các khoản đầu tư được Zara lên kế hoạch để đi vào thương mại di động. Và đối thủ cạnh tranh với thương hiệu có lợi thế về mặt trận di động.

Zara đang đầu tư vào mua sắm trực tuyến
Zara đang đầu tư vào mua sắm trực tuyến

Do đó mà Zara cần nhanh chóng phát triển việc mua sắm thông qua thiết bị này. Đây là trải nghiệm thuận lợi và dễ dàng khiến khách hàng thích thú. 

Giá cả không là lợi thế cạnh tranh của Zara

Thương hiệu cung cấp dòng thời trang mới với giá phải chăng là lợi thế cạnh tranh của Zara. Các đối thủ giảm giá vả cải tiến mô hình kinh doanh để cắt giảm lợi thế này của Zara đang có. Zara để cạnh tranh hiệu quả cần chuyển trọng tâm giá cả sang chất lượng. Zara áp dụng, tiếp thu và tận dụng nền tảng truyền thông xã hội, kỹ thuật số qua chiến lược quảng cáo.

Cải thiện chiến lược marketing của Zara

Như đã chia sẻ ở trên, Zara không chỉ quá nhiều cho hoạt động quảng cáo. Họ sử dụng các địa điểm đắc địa để tiếp thị. Truyền thông hiệu quả trong việc thu hút khách hàng mới hỗ trợ sự phát triển cho thương hiệu. Không có quảng cáo nhưng Zara phụ thuộc vào marketing truyền miệng

Zara mở các cửa hàng trọng điểm thay vì truyền thông
Zara mở các cửa hàng trọng điểm thay vì truyền thông

Những chia sẻ về chiến lược thương hiệu của Zara qua đó chúng ta có thể thấy được đường đi nước bước của Zara vô cùng khác biệt so với các thương hiệu khác. Thế nhưng, điều đó tạo nên thành công cho thương hiệu. Đến thời điểm hiện tại thì Zara vẫn đang là cái tên được khách hàng tin tưởng đánh giá cao.


Đam mê viết lách tại marketing24h.vn và rất thích marketing. Đặc biệt chưa có người yêu _ _!