Khái niệm Trade Marketing là gì – một trong những khái niệm không mới nhưng không mấy phổ biến với nhiều ngành trên thị trường. Chính vì vậy ngay cả các bạn học về kinh tế chuyên ngành hay những người đã và đang làm việc liên quan đến kinh doanh, tiếp thị sản phẩm,… thì một số người dường như cũng chưa hoàn toàn hiểu rõ về khái niệm Trade Marketing là gì.
Liệu bạn có tự tin đã biết hết những điều hay ho về Trade Marketing là gì hay chưa? Nếu còn phân vân thì hãy cùng chúng tôi khám phá ngay thôi nào.
Bật mí cho bạn là bài viết này Marketing24h không chỉ giải đáp cụ thể Trade Marketing là gì mà còn chia sẻ tất tần tật những vấn đề về bộ phận Trade Marketing này, đồng thời cũng sẽ gợi ý cho bạn những chiến lược Trade Marketing hiệu quả cực kỳ hữu ích nữa đó.
>>> Xem thêm: Yếu tố quyết định sự thành bại của Trade Marketing là gì?
Nội dung
Nếu bạn là một người hoàn toàn chưa có kiến thức về kinh tế hay mới bắt đầu tiếp cận với khái niệm Trade Marketing đồng nghĩa với việc vẫn chưa biết Trade Marketing là gì thì đừng vội dịch nó sang tiếng Việt từ theo từ bạn nhé. Bởi vì nó sẽ không chính xác đâu mà còn có thể khiến bạn hiểu lầm về khái niệm này đấy.
Vậy thì thực sự Trade Marketing là gì nào? Đây chính là hoạt động tiếp thị thương mại, đúng là nó là nhánh liên quan đến Marketing nhưng chiến lược và mục tiêu chính của hoạt động này lại không giống marketing. Liệu có phải khi nhắc đến Marketing thì chúng ta thường nghĩ đến các chiến dịch quảng bá trực tuyến, truyền thông đa phương tiện cho sản phẩm và dịch vụ đúng không nào.
Thế nhưng đối với Trade Marketing thì làm việc với người tiêu dùng, điểm bán hàng và cung cấp dịch vụ mới là trung tâm của hoạt động này.
Hay nói cách khác Trade Marketing là bộ phận nằm giữa (trung gian) giữa Sales và Marketing. Đúng như tên của nó, công việc cũng như nhiệm vụ chính của bộ phận này là lên phương án và kế hoạch triển khai cụ thể tất tần tật các hoạt động liên quan đến việc tổ chức, chiến lược làm nổi bật được sản phẩm và dịch vụ hay nói chung là thương hiệu trong kênh phân phối ở địa điểm bán sản phẩm, nơi trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Mà thông qua đó mà tập trung làm sao để nắm bắt được thị hiếu và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng hay từ các đơn vị bán lẻ cho đến các đại lý lớn, các trung tâm thương mại, siêu thị,…
Bộ phận Trade Marketing là gì: Là đội ngũ cần nghiên cứu và có chiến lược cụ thể làm sao để tạo được thiện cảm tốt nhất, đem lại cảm nhận tuyệt vời nhất cho khách hàng bấy giờ, đặc biệt là khiến cho các đơn vị nhập sản phẩm của thương hiệu bạn đó là một đề xuất có lợi và hài lòng với việc đó.
>>> Xem thêm: Hành trình trở thành một Trade Marketing Manager – chia sẻ từ cựu Customer Marketing Manager Coca-Cola
Chẳng hạn như bạn đang làm cho một doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp những mặt hàng liên quan đến đồ gia dụng – Một trong những lĩnh vực vô cùng cạnh tranh thì Trade Marketing phải làm sao để mặt hàng của thương hiệu mình, của doanh nghiệp mình có chỗ đứng trên các kệ hàng của các trung tâm mua sắm, siêu thị, các đại lý lớn cho đến cả những tiệm tạp hóa, đơn vị bán lẻ.
Có ba vị trí thuộc bộ phận Trade Marketing sau đây:
Vậy vai trò và nhiệm vụ của Trade Marketing là gì, như đã đề cập tổng quan ở phần 1 thì tiếp theo đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cụ thể những nhiệm vụ cần phải thực hiện được trong hoạt động Trade Marketing.
>>> Xem thêm: Kênh phân phối là gì? Các chiến lược kênh phân phối hiệu quả
Để cho hình ảnh, thông điệp về sản phẩm dịch vụ của thương hiệu luôn gần gũi và trong tầm mắt của khách hàng và luôn có tỷ lệ trở thành đề xuất nhập hàng của thương hiệu bạn đang tiếp thị cao nhất thì chắc chắn cần tạo được hiệu ứng truyền miệng
Ví dụ như dễ dàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn cho người quen, đối tác,… Mà để làm được như vậy thì ngay từ đầu việc đầu tư xây dựng tên thương hiệu cũng như bộ nhận diện thương hiệu tối ưu là vô cùng quan trọng.
Ngoài bộ nhận diện thương hiệu ngoài đồng phục, logo, bắt mắt dù quảng cáo ngoài trời nhưng không thể quên các phần quà tri ân khách hàng, quà giới thiệu,…Vì tâm lý khách hàng khi được nhận những món quà đó thì họ sẽ ngắm nhìn và tìm hiểu cũng như tò mò hơn về thương hiệu, điều đó phần nào khiến cho khách hàng chủ ý đến tên thương hiệu hơn.
Một điểm nữa là bộ nhận diện cần bám sát thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải và thiết kế không nên quá rối mắt như một bức tranh thì sẽ khá khó khăn trong các hoạt động truyền thông.
Bên cạnh đó mẫu mã, màu sắc và hình dạng đóng gói của sản phẩm cũng cần được lưu ý xem xét, vì ít nhiều nó có thể đánh giá được chất lượng sản phảm bên trong đấy. Nhất là đối với những người nhập hàng, mua hàng về bán lần đầu tiên thì chất lượng bên trong chưa phải là điều đáng đánh giá đầu tiên, thay vào đó lại chính là bao bì, màu sắc và hình dạng.
>>> Xem thêm: 6 Ví dụ về chiến lược Marketing nổi tiếng của các thương hiệu
Tổ chức các chương trình khuyến mãi thực sự có ý nghĩa. Các chương trình giảm giá siêu ưu đãi hay tặng kèm thực sự rất dễ đánh trúng vào hành vi của khách hàng tiếp cận và mua sản phẩm của bạn thế nhưng, nếu chỉ khuyến mãi với mục đích lối kéo nhiều người mua ngay lúc đó thì quả là sai lầm.
Cùng nhớ lại các nhiệm vụ cần đạt được Trade Marketing là gì nào? Điểm quan trọng là để khách hàng có được thiện cảm tích cực và quay trở lại mua hàng trong tương lai.
Có nghĩa là mục đích của các chương trình khuyến mãi hướng tới không phải là lôi kéo lượng lớn khách hàng mua ngay lúc đó bởi vì nếu chỉ có như vậy thì biết đâu vì được khuyến mãi nên họ mới mua, vấn đề là cần hướng tới việc phát triển thương hiệu thông qua các chương trình khuyến mãi ví dụ như quà tặng khuyến mãi có thể là mặt hàng đã được cải tiến và ưu việt của thương hiệu.
Tiếp theo là chiến lược tham gia các buổi hội chợ, triển lãm giới thiệu, ra mắt sản phẩm,. Thông qua đó, doanh nghiệp có cơ hội thuyết trình, chia sẻ giá trị mà sản phẩm có một cách trực tiếp nhất.
Thông thường tại những địa điểm này còn giúp tăng cơ hội gặp gỡ các nhà đại lý, các đơn vị bán sỉ – lẻ tiềm năng, bản thân họ cũng là những người kinh doanh buôn bán cho nên họ cũng sẽ quan tâm đến các sản phẩm ở các buổi tập trung này bộ phận Trade Marketing hoàn toàn có thể dễ dàng tiếp cận và một cách hoàn toàn tự nhiên có thể tiếp cận, trao đổi và thuyết phục được các khách hàng.
Cuối cùng, dù lên chiến lược trong bất cứ lĩnh vực nào thì để hiệu quả thì xuyên suổt quá trình hoạt động cần nhớ mục đích của bộ phận mình đang làm đóng góp được gì, vai trò ra sao.
Mặc dù cụ thể về công việc thì có rất nhiều khâu cần được phụ trách trong Trade Marketing nhưng tổng hợp lại cũng đều hướng tới việc làm thế nào để cho sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu mình đang tiếp thị đối với khách hàng là lựa chọn tuyệt vời nhất giữa biết bao nhiêu là thương hiệu cạnh tranh trên thị trường kia.
Bài chia sẻ trên đây có lẽ khá đầy đủ và chi tiết về Trade Marketing. Vậy hiện giờ bạn đã nắm được Trade Marketing là gì chưa nào? Đặc biệt là về một số gợi ý chiến lược để có thể tối ưu hiệu quả Trade Marketing.
Cuối cùng hi vọng rằng đây là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn trong việc học tập, nghiên cứu hay trên thực tế có thể giúp bạn ứng dụng vào công việc. Chúc bạn mọi sự được thuận lợi nhé.
>>> Xem thêm: Tăng doanh thu hiệu quả nhờ 6 chiến lược giá trong marketing