CPC, CPM và CPA là gì – Đây đều là những thuật ngữ mà bất kỳ dân marketing nào cũng thấy quen thuộc. Cùng với CPA, CPM, CPC đều là những chỉ số quan trọng để đo đếm xem một chiến dịch có hiệu quả hay không. Vậy CPA là gì trong Marketing và khác gì với CPM, CPC? Hãy cùng Marketing24h tìm hiểu bản chất CPC là gì cũng như lợi ích của các chỉ số này trong bài viết nhé!
Nội dung
Là một trong những hình thức hoạt động hiệu quả nhất của Affiliate Marketing, CPA đem đến cơ hội mới cho nhà quảng cáo, người giới thiệu sản phẩm dịch vụ cách thức marketing mới. Để làm CPA trong tiếp thị liên kết, bạn không cần tới website, vốn đầu tư ban đầu hay kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên điều chắc chắn là bạn luôn cần phải có sự chăm chỉ và khả năng nhạy bén trong việc làm này. Vậy bạn đã biết CPA là gì chưa?
CPA là viết tắt của từ gì? đây là thuật ngữ trong marketing là từ được viết tắt bởi cụm từ Cost Per Action, CPA là chi phí tính dựa trên một lần thực hiện hành động, có nghĩa là các bạn sẽ nhận tiền hoa hồng từ nhà quảng cáo khi khách hàng thực hiện một hành động nào đó thông qua đường link Affiliate của bạn, chẳng hạn như : đăng ký tài khoản, điền form, mua hàng, tải phần mềm…
Ngoài ra, trong CPA còn có hai thuật ngữ nhỏ khác :
– CPL (Cost Per Lead) : là hoa hồng mà các bạn nhận được từ các nhà quảng cáo khi khách hàng hoàn thành các mẫu trên website theo đúng yêu cầu của nhà quảng cáo cung cấp.
– CPI (Cost Per Install) : là hoa hồng mà các bạn nhận được từ các nhà quảng cáo khi khách hàng cài đặt ứng dụng của họ.
Khác với hoa hồng từ Affiliate Marketing được tính dựa trên việc mua hàng của khách thông qua đường link của bạn, CPA chỉ yêu cầu khách hàng thực hiện một hành động nhất định nào đó. Đơn giản hơn Affiliate Marketing, đường link của các bạn không cần đợi tới khi khách hàng bỏ tiền ra mua sản phẩm. Họ chỉ cần hành động như hoàn thành một form nào đó hay là tải một ứng dụng nào đó….là các bạn đã có hoa hồng.
>> Xem thêm: Affiliate Marketing là gì?
CPA, CPM, CPC là 3 thuật ngữ rất phổ biến trong quảng cáo online. Nó là những trọng số để tính tiền của nhà quảng cáo và những nhà quảng cáo khác nhau có những căn cứ khác nhau. Dựa vào 3 chỉ số này, bạn có thể đo lường xem chiến dịch quảng cáo của mình có hiệu quả hay không hoặc là hoa hồng bạn kiếm được cao hay thấp.
Facebook chính là một nhà quảng cáo tính phí dựa trên số lượt hiển thị tức là tính phí trên CPM. Facebook không quan tâm sau khi khách hàng xem được mẫu quảng cáo đó sẽ làm gì, nó chỉ quan tâm là bao nhiêu người đã thấy quảng cáo của nó và thế là nó tính tiền.
Google cũng có một loại quảng cáo hiển thị đó chính là GDN một loại quảng cáo hiển thị banner trên network của Google. Tuy nhiên, phương pháp tính phí của nó lại dựa vào click tức là chỉ khi nào có click vào nó mới tính tiền.
Các loại quảng cáo khác của Google như Google Search cũng tương tự, tính tiền dựa trên số lượt Click tức là tính tiền trên CPC, còn nó hiển thị bao nhiêu nó không quan tâm và mình được CPM miễn phí.
>> Xem thêm: Quảng cáo hiển thị GDN là gì?
Cũng với mẫu quảng cáo trên, đầu tiên ta cần xem nó đã hiển thị cho bao nhiêu người (thông số quan tâm là CPM) và trong đó có bao nhiêu người click vào mẫu quảng cáo (thông số quan tâm là CPC).
Trong số người click vào đó thì có bao nhiêu người đặt hàng, để lại thông tin, cài đặt ứng dụng… (thông số quan tâm là CPA). Mình nghĩ rằng đây mới là thông số quan trọng nhất mà các doanh nghiệp nên quan tâm vì nó chính là chi phí trên mỗi kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đó mong đợi.
Mô hình tính phí trên CPA được các trang tiếp thị liên kết sử dụng rất nhiều. Trong mạng liên kết đó, bạn với vai trò là một nhà quảng cáo đi quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp khác (qua các đường link).
Bạn sẽ nhận được tiền từ doanh nghiệp đó khi mà có người xem quảng cáo và thực hiện các hành động cụ thể như mua hàng, để lại thông tin hoặc tải ứng dụng. Như vậy, chi phí cho mỗi lượt hành động mà doanh nghiệp đó phải trả cho bạn chính là CPA.
CPA có 3 hình thức tính phí cơ bản.
Trong 3 hình thức trên thì CPS được sử dụng nhiều nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của rất nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp bán lẻ. Với các doanh nghiệp bán các sản phẩm có giá trị cao, cần phải trải quả sự tư vấn trước khi đưa ra quyết định mua hàng thì CPL lại quan trọng vì nó là chi phí để kiếm một khách hàng tiềm năng.
Dân MMO (Make Money Online) có thể tham gia rất nhiều mô hình khác nhau để kiếm tiền và mỗi mô hình có một cách tính tiền khác nhau.
>> Xem thêm: MMO là gì?
Một mô hình rất phổ biến đó là Google Adsense. Đây là hình thức kiếm tiền dựa trên CPC tức là dựa trên số lượt click của người xem. Bạn đặt mã banner quảng cáo trên website của mình và tìm cách lôi kéo càng nhiều người truy cập website của bạn. Cứ mỗi lần họ vào web và click vào banner quảng cáo là bạn có tiền.
Giá trị mỗi click (CPC) thì tùy thuộc vào chính sách của Google cho mỗi quốc gia khác nhau. Thường thì CPC tại Việt Nam rất thấp so với các khu vực khác trên thế giới.
Một hình thức kiếm tiền khác dựa trên CPA rất quen thuộc đó chính là tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing). Với hình thức này, bạn mang các đường link sản phẩm của doanh nghiệp đi giới thiệu cho người khác. Thường thấy nhất là bạn đặt trên website có lượng người truy cập lớn.
Khi có người click vào đường link đó của bạn và đặt hàng thì bạn sẽ được doanh nghiệp trả tiền. Số tiền cho mỗi đơn đặt hàng (CPA) cũng tùy thuộc vào network bạn tham gia và loại hình sản phẩm của bạn. Các network phổ biến hiện nay như: Accesstrade, Masoffer, Amazon, Lazada, Adflex.vn…
Nếu như có thể nắm rõ về khái niệm CPA là gì thì chắc chắn các bạn sẽ hiểu rằng đây chính là mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà quảng cáo và người phân phối. Cụ thể những lợi ích đó là:
Hình thức tiếp thị liên kết CPA mang đến bài toán rõ nét nhất về kinh doanh, nó mang đến con số chính xác rằng họ bỏ ra bao nhiêu và thu lại bao nhiêu. Khác với những phương thức quảng cáo truyền thống trước đây, các con số đều khó ước chừng bởi bản thân quảng cáo không thể thống kê được có bao hành vi liên quan trực tiếp đến quảng cáo khi được tung ra. CPA còn đem lại hiệu quả rõ ràng cho tiếp thị liên kết khi Merchant chỉ trả chi phí khi khách hàng hoàn thành hành động mà Merchant mong muốn.
Khi các hình thức cũ như CPM (Cost Per Million) hay CPC (Cost Per Click) tương đối đơn giản thì CPA là một thử thách khá lớn bởi hoa hồng chỉ phát sinh khi người sử dụng hoàn thành hành động. Không phải người sử dụng nào cũng có thể đọc và chấp nhận thực hiện hành động đúng, đủ những hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu. Có người chỉ click vào quảng cáo, họ thấy có ích và phù hợp với họ thì họ đọc.
Điều khó nhất là bạn phải làm thế nào để người đọc chấp nhận thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu. Đây là việc không hề đơn giản nếu như họ còn phải bỏ tiền túi ra. Tuy nhiên, mức hoa hồng cao sẽ trả công xứng đáng cho bạn.
CPA đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường tiếp thị liên kết thông minh trong tương lai. Việc sử dụng kết hợp CPA trong kinh doanh sẽ tạo lập kế hoạch hiệu quả hơn và xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng nhất với dịch vụ của doanh nghiệp, công ty.
Điều khó nhất đối với người mới bắt đầu tham gia vào CPA Network là đăng ký tài khoản vì yêu cầu để phê duyệt của hệ thống rất khắt khe. Các bạn phải nêu ra được cách thức quảng bá của bản thân mình và thậm chí hệ thống còn yêu cầu chứng minh mức hoa hồng mà các bạn đã nhận được từ những CPA Network khác.
Các bạn khi đã bắt đầu với CPA rồi thì cần tìm những offer (sản phẩm/dịch vụ) và kiểm tra các khuyến mãi, và nên lưu ý xem offer đó nó hướng tới quốc gia nào trước khi bắt đầu quảng bá, tránh trường hợp mất công làm lại không thu được hoa hồng.
Một số CPA networks phổ biến trên thế giới có thể kể đến như:
>> Xem thêm: Những Khái Niệm cơ bản: CPA, CPC, CPM, CPS và CPI
Qua đây, các bạn đã cùng với Marketing24h khám phá những thông tin chung về hình thức CPA. Chắc hẳn rằng định nghĩa CPA là gì bây giờ đây đã không còn có thể làm khó được các bạn. Hiện nay có rất nhiều CPA Network mà các bạn có thể khai thác để nâng cao thu nhập cho mình.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi CPA là gì và giúp bạn có cái nhìn cụ thể nhất về CPA Affiliate Marketing cũng như lợi ích của CPA đối với những nhà quảng cáo và những nhà phân phối. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng chúng tôi trong các bài viết thú vị.