CSR là gì? Theo số liệu từ công ty PR Edelman, 70% người tham gia khảo sát trả lời rằng họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một thương hiệu hỗ trợ các mục đích của xã hội. Đây được xem là điểm để các doanh nghiệp nhắm khi muốn đánh vào tâm lý mua hàng của người tiêu dùng. CSR là thuật ngữ được các doanh nghiệp dùng để chỉ hành động này. Vậy CSR là gì và nó hỗ trợ như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp hiện nay, cùng Marketing24h tìm hiểu qua bài viết sau.
Nội dung
CSR (Corporate Social Responsibilities) hay còn gọi là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đây được xem là khái niệm có phần hơi xa lạ với các doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng trên thế giới, đây được xem là thuật ngữ khá phổ biến và được sử dụng ở nhiều công ty khác nhau. CSR đã được đưa vào doanh nghiệp như một tiêu chí quan trọng để đánh giá tác động của doanh nghiệp đó.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR là một mô hình kinh doanh tự điều chỉnh giúp công ty có trách nhiệm với xã hội – với chính nó, các bên liên quan và công chúng. Bằng cách thực hiện trách nhiêm xã hội của doanh nghiệp, còn được gọi là quyền công dân doanh nghiệp, các công ty có thể nhận thức được loại tác động mà họ đang có đối với tất cả các khía cạnh của xã hội bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường.
Tham gia vào CSR có nghĩa là: trong quá trình kinh doanh thông thường, một công ty đang hoạt động theo cách nâng cao xã hội và môi trường thay vì đóng góp tiêu cực. Hiểu được CSR là gì nhưng làm cách nào để truyền thông và hiện thực hóa điều này là vấn đề nan giải đối với mọi doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Định vị sản phẩm là gì? 5 bước định vị sản phẩm cho doanh nghiệp
Vinamilk đã thực hiện một quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến hơn 40.000 trẻ em nghèo tại hơn 40 tỉnh thành khó khăn tại Việt Nam trong chiến dịch kỷ niệm 40 năm của mình. Vinamilk đặt ra mục tiêu xây dựng một giá trị có ích cho xã hội với tinh thần “Mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày”. Hoạt động CSR của Vinamilk này chủ yếu tập trung vào quỹ sữa Vươn cao Việt Nam.
>>>Xem thêm: Advertising là gì? Những loại hình quảng cáo trên thị trường hiện nay
Vào năm 2021, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hay còn gọi là ISO đã phát hành bộ tiêu chuẩn tự nguyện giúp các doanh nghiệp đang thực hiện trách nhiệm xã hội của họ. Tuy nhiên, có 1 điểm khác biệt với các tiêu chuẩn ISO cũ thì ISO 26000 hướng dẫn thay vì yêu cầu, bởi vì bản chất CSR là định tính hơn là định lượng nên khó để chứng nhận.
ISO 26000 giúp làm rõ trách nhiệm xã hội – CSR là gì và giúp doanh nghiệp, tổ chức chuyển các nguyên tắc CSR thành những hành động mang lại hiệu quả. Tiêu chuẩn ISO 26000 nhắm vào các loại hình tổ chức, các hoạt động và các địa điểm, vì nhiều bên liên quan trên khắp nơi trên thế giới thực hiện đã giúp ISO 26000 thể hiện sự đồng thuận quốc tế.
Có thể bạn không muốn làm một kẻ bắt chước nhưng có rất nhiều điều cần được lượm lặt từ việc nghiên cứu những thương hiệu thành công khác đang làm gì trong chiến lược CSR của họ. Dưới đây là những điều cần lưu ý từ những gì nhãn hàng khác đã thực hiện tương đối thành công:
Thương hiệu của bạn có thể có những điểm mạnh riêng nhưng để thành công cần nhìn rõ ràng mình hợp với điều gì và hãy học hỏi những thương hiệu khác để tạo ra cho mình chiến lược đúng đắn. Không phải sao chép y nguyên những gì người khác làm, hãy biến của họ thành của mình để tạo ra chiến lược CSR thực sự khác biệt với công chúng.
>>>Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? 6 bước NCTT giúp doanh nghiệp thành công
Khá nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các nguyên nhân xã hội nhưng điều này không mấy thay đổi – ít nhất là về mặt nhận thức của công chúng. Để doanh nghiệp của bạn thực sự gắn kết với những nguyên nhân tích cực, bạn cần cung cấp nhiều hơn là tiền. Doanh nghiệp có thể tận dụng “tài sản” dồi dào này, chia sẻ những kiến thức hữu ích đến với người tiêu dùng một cách rộng rãi chính là cách đóng góp cho xã hội.
Các doanh nghiệp về dinh dưỡng hướng dẫn người tiêu dùng cách nhận biết thông tin trên nhãn hiệu, cách lựa chọn sản phẩm phù hợp với người bệnh, doanh nghiệp y tế hướng dẫn các bài tập thể dục và những nguyên tắc giữ gìn sức khỏe, doanh nghiệp công nghệ khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo…
Việc chia sẻ tri thức luôn được hoan nghênh bởi người này có thể đã biết từ lâu nhưng người khác có thể chưa biết, chia sẻ luôn có giá trị. Đây cũng là cách để truyền tải những gì doanh nghiệp muốn hướng tới cho khách hàng, tạo niềm tin nơi khách hàng cũng như cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp mình với xã hội.
Cố lõi đến từ bên trong doanh nghiệp chính là mấu chốt để doanh nghiệp có thể thực hiện CSR hoàn chỉnh. Tích cực quảng bá về việc chăm sóc nhân viên không chỉ tạo sự gắn kết đối với nhân viên mà còn tạo thiện cảm với xã hội về doanh nghiệp. Có câu nói: “Doanh nghiệp 10 người là doanh nghiệp của bạn nhưng doanh nghiệp 1000 người là của xã hội”. Đây là lý do mà chính quyền địa phương luôn hỗ trợ doanh nghiệp có những chính sách tốt với nhân viên khi tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật, công đoàn chăm lo cho đội ngũ nhân viên.
Muốn hiểu rõ CSR là gì, hãy nhìn những gì mà công ty bảo hiểm Manulife tạo được ấn tượng với công chúng khi mang tới cơ hội việc làm cho những vận động viên thể thao quá tuổi tham gia thi đấu… Trong xã hội mà truyền thông xã hội có tầm ảnh hưởng lớn lao, mỗi một chia sẻ của nhân viên về doanh nghiệp còn là cách truyền thông “mềm” hiệu quả cho doanh nghiệp.
Một điều để chứng minh CSR là gì mà có tầm quan trọng trong doanh nghiệp đến vậy là hãy quan tâm đến vấn đề xã hội, chỉ có như vậy thì thành công mới có thể đến với doanh nghiệp của bạn. Trong hầu hết các tình huống như thế này, có một sự mất kết nối giữa niềm tin của tổ chức và sự nghiệp của xã hội.
Chìa khóa cho chiến lược CSR thành công là chọn một vấn đề liên quan đến bạn và doanh nghiệp của bạn. Một vấn đề có liên quan sẽ là điều gì đó không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn phù hợp với đối tượng của bạn. Đây là cách tối đa hóa giá trị khoản đầu tư của bạn.
Thân thiện và bảo vệ môi trường là một mục tiêu phát triển bền vững chung của nhân loại. Nếu doanh nghiệp của bạn thực hiện được điều này tức là đã tạo nên sự khác biệt với đối thủ, nhận được thiện cảm từ khách hàng. Đây chính là lý do các nhà hàng, khách sạn hiện nay chú trọng đến việc phát triển xanh, xử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật thân thiện với môi trường.
Hoạt động công bố thường niên này nên được coi trọng như báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Một điều dễ nhận thấy là các tập đoàn đa quốc gia luôn hướng tới CSR như một phần trong thành công kinh doanh của họ.
Các CSR Report của các tập đoàn thường được tìm kiếm, tạo được tầm ảnh hưởng rộng rãi và thúc đẩy tư duy kinh doanh có sự đón góp cho cộng đồng. Đây chính là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp duy trì tình cảm và lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
CSR thực sự đang là hướng đi mới của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Thay vì chạy theo lợi nhuận thì nhiều doanh nghiệp đang hướng tới những giá trị nhân văn hơn, cụ thể là hướng tới mục tiêu lâu dài để phát triển danh tiếng của mình với xã hội. Vậy nên hiểu được CSR là gì là một lợi thế rất lớn để doanh nghiệp tạo được tiếng vang trước những đối thủ khác.
>>>Xem thêm: Những điều cơ bản về Branding là gì? – Xây dựng thương hiệu