Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thúc đẩy xu hướng kinh doanh gắn liền với công nghệ thông tin, kéo theo nhu cầu tìm kiếm một CTO giỏi và có năng lực nhằm đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn. Trong bài viết này, Marketing24h sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về CTO là gì cũng như những điều cần biết về Chief Technology Officer.
Nội dung
CTO là viết tắt của Chief Technology Officer – Giám đốc công nghệ hay Giám đốc kỹ thuật trong công ty. Đây là một vị trí quản lý cấp cao, chuyên đảm nhận và chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật của công ty. Bên cạnh đó, CTO còn điều hành cái hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).
CTO thường làm việc với các nhân viên IT để giải quyết các khó khăn và thách thức về công nghệ trong công ty nhằm đảm bảo việc hoạt động liên tục cho công ty. Họ giám sát chặt chẽ các nhu cầu trong ngắn hạn và dài hạn, từ đó có quyết định thực hiện các chiến lược đổi mới công nghệ phù hợp giúp công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Thông thường, các CTO sẽ làm việc trực tiếp với CEO của công ty.
>>>Xem thêm: CEO là gì? 5 Bí quyết xây dựng thương hiệu CEO chuyên nghiệp
Sau khi đã hiểu được CTO là gì, tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về công việc của một CTO là gì.
Nhiệm vụ chính của một CTO là điều hành công việc của nhóm kỹ sư IT, tham gia vào các quyết định sản xuất sản phẩm, lựa chọn công nghệ phù hợp với sản phẩm và phối hợp với các bộ phận khác để xác định hướng phát triển cho công ty.
Các công việc chính thường được CTO đảm nhận bao gồm:
Vai trò và nhiệm vụ của CTO sẽ khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp. Căn cứ vào vai trò và nhiệm vụ chính của CTO là gì thì có 04 loại CTO khác nhau:
Vai trò của vị trí CTO cơ sở hạ tầng là giám sát việc quản lý dữ liệu, bảo mật và bảo trì hệ thống mạng cho công ty. Họ còn tham gia vào việc lập chiến lược kỹ thuật cũng như quản lý lộ trình phát triển công nghệ của công ty.
Với vị trí CTO kỹ thuật, bạn sẽ là người đưa ra các chiến lược kỹ thuật. Bạn cần hình dung được công nghệ đó sẽ có những tác dụng như thế nào đến công ty, đồng thời lên kế hoạch và theo dõi việc triển khai công nghệ để đảm bảo kết quả tốt nhất khi sử dụng trong công ty.
Ở vai trò này, CTO sẽ là cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp. Khi đảm nhận trách nhiệm liên lạc với khách hàng, CTO sẽ nắm bắt được nhu cầu của thị trường và có đề xuất dự án công nghệ hiệu quả nhất.
CTO chiến lược dài hạn sẽ là người chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược dài hạn cho công ty và quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ. Ngoài ra, họ còn phân tích và đánh giá thị trường để xác định mô hình kinh doanh thích hợp. Ví trí này có mối quan hệ chặt chẽ với CEO cùng với các thành viên khác trong ban quản lý cấp cao của công ty.
>>>Xem thêm: CCO là gì? Vai trò của CCO trong doanh nghiệp
Để trở thành một CTO giỏi, bạn cần có kiến thức chuyên môn về lập trình và phát triển phần mềm. Đặc biệt đã là một CTO giỏi thì phải biết code. Ngoài ra, bạn phải có kỹ năng quản lý và vận hành nếu muốn trở thành một CTO.
Sau đây sẽ là một danh sách các kỹ năng quan trọng giúp bạn trở thành một CTO giỏi:
>>>Xem thêm: Account Executive là gì? Những tố chất để trở thành một Account Executive giỏi
Theo nhận định của các chuyên gia, cơ hội việc làm của CTO sẽ liên tục gia tăng vì 2 lý do sau đây:
Một là nhu cầu vận dụng công nghệ thông tin trong các công ty ngày càng tăng cao.
Hai là do sự tiến bộ không ngừng của các biện pháp kinh doanh và sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị di động, công nghệ đám mây.
Công nghệ càng phát triển thì những thuật ngữ như big data, cloud hay IoT ngày càng phổ biến hơn. Xu hướng phát triển của công nghệ hiện nay là tập trung vào việc tích hợp các ứng dụng, quy trình và dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì vậy, một CTO tài giỏi sẽ không ngừng tư duy, sáng tạo và nhanh chóng nắm bắt các vấn đề trên. Từ đó giúp công ty của họ gia tăng lợi thế cạnh tranh và trở thành người dẫn đầu xu thế.
Qua bài viết trên, Marketing24h đã gửi đến bạn đọc những thông tin đầy đủ nhất về định nghĩa CTO là gì cũng như tất cả những điều bạn cần biết về vị trí CTO. Trở thành CTO là ước muốn của bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì vậy ngay từ lúc này bạn hãy xác định cho mình một chiến lược cụ thể để đạt được mong muốn đó. Chúc các bạn thành công!
>>>Xem thêm: Leaflet là gì? Phân biệt Leaflet với Flyer, Brochure, Pamphlet