D2C là gì? Tại sao nên áp dụng mô hình D2C?

Ngày đăng: 22/10/2021

Bạn có biết D2C là gì – 1 mô hình mới phát triển nhưng mang lại hiệu quả rất tốt cho các thương hiệu trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng, giúp các thương hiệu thấu hiểu tâm lý khách hàng và kịp thời đưa ra những thay đổi về chiến lược phát triển sản phẩm. D2C đang là mô hình kinh doanh đầy tiềm năng, minh chứng thành công trong việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh trong thời đại công nghệ mới. Vậy D2C là gì và tại sao nên áp dụng mô hình D2C? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

D2C-la-gi-Marketing24h.vn
Ảnh: D2C là gì? Tại sao nên áp dụng mô hình D2C?

D2C là gì?

D2C là viết tắt của cụm từ Direct to customer – hình thức bán hàng trực tiếp từ người bán đến người mua thông qua website, cửa hàng chính hãng mà không cần qua các kênh trung gian như đại lý, cửa hàng bán lẻ, nhà phân phối… Các thương hiệu D2C sở hữu toàn bộ hệ thống chuỗi giá trị khách hàng, nghiên cứu – phát triển sản phẩm, thiết kế – sản xuất, marketing và phân phối.

Thông thường, một trình tự D2C sẽ là khách hàng truy cập vào link phân phối sản phẩm và đặt mua hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ gọi điện xác nhận đơn hàng và chuyển đổi trạng thái đặt hàng thành công và bạn sẽ được tính hoa hồng cho đơn hàng đó. Tiền hoa hồng cho mỗi sản phẩm thường khá cao và có sự chênh lệch tùy thuộc vào mặt hàng kinh doanh.

D2C-la-gi-Marketing24h.vn
Ảnh: D2C là gì?

So với những cách làm Marketing khách trong việc định hướng chiến lược phát triển thương hiệu, D2C tối ưu chi phí và mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thiết lập và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.

>>>Xem thêm: B2C là gì? Những gì Marketing B2B có thể học hỏi từ Marketing B2C

Lý do nên áp dụng mô hình D2C là gì?

#1 Người tiêu dùng ưu tiên các trải nghiệm dịch vụ tốt

Ngày càng có nhiều thương hiệu và các sản phẩm ra đời, sự phổ biến của mạng xã hội và các dịch vụ mới khiến người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc mua bán sản phẩm. Những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và dịch vụ về một trải nghiệm tốt là những gì người tiêu dùng mong đợi ngày nay.

Với các doanh nghiệp, việc nâng cao trải nghiệm khách hàng là một trong những điều quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại lâu trên thị trường. Vì chỉ cần một vài trải nghiệm không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và sự phát triển thương hiệu. Nâng cao trải nghiệm người dùng được xem như cuộc chiến mới cho các thương hiệu mà ở đó thương hiệu nào làm tốt nhất điều này mới có khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.

Hiểu được D2C là gì, có thể thấy mô hình D2C có lợi cho các nhà sản xuất, đặc biệt là những nhà sản xuất bán hàng thông qua hệ thống các đại lý bán lẻ. Nhờ mô hình D2C, họ sẽ biết được khách hàng có hài lòng về chất lượng và dịch vụ khi truy cập vào một cửa hàng hay một trang web mua sắm hay không. Từ đó doanh nghiệp sẽ hiểu hơn về quy trình, hành vi mua sắm của người tiêu dùng để có những thay đổi về chiến thuật tiếp thị và bán hàng hợp lý.

#2 Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và khách hàng

Một trong những lợi ích mà mô hình D2C mang lại chính là giúp các doanh nghiệp làm chủ chuỗi cung ứng sản phẩm: Sản xuất, vận hành và phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng, giúp các nhãn hàng kiểm soát được chất lượng và dịch vụ khi sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Thông qua những trải nghiệm trực tiếp với người tiêu dùng sẽ giúp các thương hiệu thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng của mình, nâng cao uy tín và kịp thời có những thay đổi để bắt kịp xu hướng và thị hiếu tiêu dùng mới.

D2C-la-gi-Marketing24h.vn
Ảnh: D2C là gì? Thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Tuy nhiên, không phải nhãn hàng nào cũng đều áp dụng được mô hình D2C và đều mang lại hiệu quả như mong đợi, bởi mô hình này nếu ứng dụng không khéo sẽ dễ gây ra xung đột với các kênh bán hàng trung gian hiện tại. Để hạn chế những rủi ro này, các doanh nghiệp nên xác định rõ dòng sản phẩm nào sẽ phù hợp với mô hình D2C hoặc phân loại phân khúc khách hàng phù hợp với mô hình này.

#3 Tận dụng D2C như một kênh nghiên cứu thị trường

Mô hình D2C được xem là phương án thử nghiệm an toàn, đặc biệt đối với cách doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hàng tiêu dùng (FMCG). Thay vì phải nghiên cứu thị trường, sản xuất và ra mắt sản phẩm mới thì với D2C, doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả chiến dịch tiếp thị, tiềm năng của sản phẩm mới nhờ lượng thông tin có thể chủ động kiểm soát hoàn toàn. Từ đó đưa ra những chiến lược phát triển sản phẩm đúng đắn cho các đại lý và hệ thống bán lẻ.

>>>Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? 6 bước NCTT giúp doanh nghiệp thành công

#4 D2C cho phép thu thập dữ liệu người dùng

Một trong những ưu điểm nổi bật của mô hình D2C là giúp các nhãn hàng thu thập được khối lượng lớn dữ liệu khách hàng, từ đó giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng không phải những dữ liệu thu thập được từ D2C đều thể hiện cái nhìn toàn cảnh về hành vi của người tiêu dùng, nó chỉ nói lên một phân khúc khách hàng nhất định trong gói sản phẩm của bạn thôi.

Quan trọng hơn, từ những dữ liệu đã thu thập được sẽ giúp các doanh nghiệp thấu hiểu hành vi người tiêu dùng và có chiến lược mới trong việc phát triển hoạt động kinh doanh, cân nhắc sử dụng mô hình D2C với nhóm sản phẩm và đối tượng khách hàng hợp lý.

Cơ hội và thách thức của mô hình D2C là gì?

#1 Cơ hội

  • Lợi thế đầu tiên và quan trọng khi bạn sử dụng mô hình D2C là giảm thiểu được phần lớn ngân sách khi phân phối sản phẩm tới các đại lý hệ thống, nâng cao sự uy tín và tin cậy của khách hàng về sản phẩm chính hãng.
  • Các doanh nghiệp sử dụng mô hình D2C cần nắm rõ data khách hàng, nhân khẩu học cũng như thói quen mua sắm tiêu dùng để chủ động trong việc nghiên cứu, thu thập được dữ liệu chính xác nhất, làm tiền đề cho việc phát triển, thiết kế, sản xuất các sản phẩm mới và phù hợp với xu hướng của người dùng.
  • Từ kết quả thu được từ mô hình D2C, các doanh nghiệp sẽ có hướng điều chỉnh chiến lược kinh doanh hợp lý, nâng cao trải nghiệm khách hàng và nâng tầm chuyên nghiệp cho thương hiệu.
  • Tối ưu hóa hiệu quả quản lý nhanh chóng và chặt chẽ các kênh truyền thông của doanh nghiệp.

#2 Thách thức

  • Để biết được thách thức của mô hình D2C là gì thì đầu tiên, đây vẫn còn là mô hình mới nên chưa được nhiều thương hiệu tin dùng, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai, đặc biệt là ở giai đoạn bắt đầu chuyển đổi.
  • Mô hình này đã tạo ra một cuộc chơi mới – cuộc chơi về gia tăng trải nghiệm đồng nhất đến khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh giữa các thương hiệu trên thị trường. Ở đó, doanh nghiệp nào có sản phẩm/dịch vụ tốt, kiểm soát hoạt động kinh doanh hiệu quả và đặc biệt là mang đến trải nghiệm tiêu dùng hoàn hảo cho khách hàng, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế và sẽ phát triển lâu dài.

Doanh nghiệp bán lẻ sử dụng mô hình D2C như thế nào?

Hiện nay, để có thể cạnh tranh khi mà thương mại điện tử vô cùng phát triển thì doanh nghiệp bán lẻ phải bắt kịp xu hướng sử dụng dữ liệu và chiến lược đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu. Theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy: 64% người tiêu dùng cảm thấy nhà bán lẻ không thực sự hiểu họ. Chính vì thế, đây là thời điểm thích hợp để nhà bán lẻ thích ứng với sự phát triển, cá nhân hóa mà mô hình D2C mang lại.

>>>Xem thêm: Thương mại điện tử là gì? Tại sao TMĐT ở Việt Nam lại phát triển

Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp sử dụng mô hình D2C cũng hiểu biết khách hàng, Affiliate Marketing có thể xem như một hướng tiếp cận với mô hình D2C cho doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, Affiliate Marketing là sự kết hợp của các kênh Digital khách nhau như Google Ads, SEO, Native Ads,…

D2C-la-gi-Marketing24h.vn
Ảnh: D2C là gì? Doanh nghiệp bán lẻ sử dụng mô hình D2C như thế nào?

Thế nhưng Affiliate là việc quảng cáo dựa vào các Publisher để quảng bá sản phẩm. Publisher có thể sử dụng các hình thức Digital Marketing và nhận được hoa hồng khi người dùng mua hàng qua link tiếp thị của họ. Để tối đa hóa khả năng mua hàng của người dùng thì Publisher sẽ chạy các chiến dịch quảng cáo dựa trên nền tảng traffic như website, mạng xã hội,…

>>>Xem thêm: Publisher là gì? Bí quyết trở thành một Publisher thành công

Dưới đây là các giá trị cốt lõi của Affliate Marketing trong chiến lược D2C của doanh nghiệp:

  • Tác động có ảnh hưởng tới hành trình khách hàng.
  • Thấu hiểu insight khách hàng.
  • Ứng dụng công nghệ và kế hoạch Marketing của doanh nghiệp.
  • Đo lường hiệu quả chiến lược Marketing.

>>>Xem thêm: Affiliate Marketing là gì? Mẹo đầu tư vào Affiliate Marketing hiệu quả

Lời kết cho D2C là gì

Trên đây là những thông tin tổng quan về D2C là gì. Tuy rằng đây vẫn là mô hình khá mới mẻ nhưng những gì mà D2C mang lại là không thể phủ nhận với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đồ gia dụng, thời trang, mỹ phẩm… bằng việc loại bỏ những khâu bán lẻ trung gian để đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng.

>>>Xem thêm: Quan hệ công chúng là gì? Ngành quan hệ công chúng học ở đâu?