Design là gì? Designer là làm gì? Có bao giờ bạn tự hỏi bản chất thực sự của 2 từ tiếng Anh đã quá quen thuộc này chưa? Nghề thiết kế thì ai cũng đều biết nhưng không nhiều người hiểu rõ về đặc thù công việc này. Qua bài viết này, Marketing24h sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề Design và những người được gọi là Designer.
Nội dung
Chắc hẳn ai cũng biết rằng Design là gì, dịch ra tiếng Việt thì Design có nghĩa là thiết kế, tuy nhiên hãy phân tích khái niệm này thật kỹ càng hơn nhé:
Theo từ điển, động từ “design” được định nghĩa là “device upon the look and functioning of (a building, garment, or ther object), by making a detailed drawing of it“, dịch ra có nghĩa là “chọn lựa hình dáng bên ngoài và chức năng của một tòa nhà, một bộ trang phục hoặc vật thể nào khác… bằng cách tạo ra một bản vẽ chi tiết về nó”. Hiểu theo một cách đơn giản thì Design là việc tạo dựng ý tưởng về một thứ gì đó nhằm mục đích biến nó thành một sản phẩm hoàn chỉnh, mang đậm dấu ấn riêng.
Sâu xa hơn thì nguồn gốc của từ “design” trong tiếng Anh lại được bắt nguồn từ “designare” trong tiếng La-tinh. Nó có nghĩa là vẽ và cũng mang một ý nghĩa khác là “có ý định, ý tưởng”. Nhiều người tin rằng từ “design” hiện nay mà chúng ta đang sử dụng là sự kết hợp hoàn hảo của cả hai yếu tố này. Thiết kế chính là việc lên ý tưởng và vẽ ý tưởng đó lên mặt giấy.
>>>Xem thêm: Template là gì? Bật mí 5 nguồn lấy template thiết kế website miễn phí
Một khi đã hiểu về khái niệm Design là gì thì chúng ta cũng nên tìm hiểu xem Designer là gì. Nếu design là động từ thì designer chính là danh từ chỉ người thiết kế hay chúng ta còn gọi là nhà thiết kế. Họ là những người sử dụng óc sáng tạo để tạo ra các ý tưởng, phác thảo chúng lên mặt giấy hoặc trên màn hình máy tính, sau đó biến chúng thành những sản phẩm có thật, những thứ mang lại giá trị thiết thực và hữu ích.
Desinger cũng được chia thành nhiều loại khác nhau như: Graphic designer (thiết kế đồ họa), Logo designer (thiết kế logo), Fashion designer (thiết kế thời trang), Game designer (thiết kế game), Website designer (thiết kế website)…
Tùy vào thế mạnh và sự đam mê của mỗi người mà người làm thiết kế sẽ chọn cho mình con đường phù hợp nhất.
Design là làm gì? Chúng ta hãy cùng đi tìm đáp án cho câu hỏi này nhé! Công việc của các designer thời hiện đại không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ, ngoài việc thiết kế thì họ còn phải đảm đương rất nhiều trách nhiệm khác nữa. Dưới đây là danh sách công việc mà designer thường phải đảm nhiệm:
>>>Xem thêm: Leaflet là gì? Phân biệt Leaflet với Flyer, Brochure, Pamphlet
Không phải ngẫu nhiên mà Designer là lại một trong những nghề hot nhất hiện nay. Một trong những lý do khiến nó thu hút được các bạn trẻ là vì nghề này có mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn. Theo khảo sát ở Mỹ, thu nhập trong một năm của các Designer khoảng từ 35.000 – 50.000$. Không chỉ vậy, mức thu nhập của họ còn có xu hướng tăng dần sau mỗi năm làm việc. Thời gian làm việc càng lâu thì số tiền nhận được càng cao.
Tại nước Anh, những Graphic designer có kinh nghiệm dưới 5 năm cũng đã nhận được mức lương là 20.000 bảng Anh/năm. Còn các Designer có từ 10 đến 20 năm kinh nghiệm trong nghề thì mức lương của họ sẽ rơi vào khoảng 25.000 bảng Anh/năm.
Ở Việt Nam thì thu nhập của các Designer không thể so sánh với các Designer của các quốc gia khác nhưng mức lương của họ cũng tương đối cao. Các sinh viên của các ngành khác mới ra trường chỉ nhận được mức lương từ 3.000.000 đến 5.000.000đ/tháng. Còn lính mới trong ngành Designer có thể có thu nhập từ 6.000.000 đến 15.000.000đ/tháng, miễn sao họ có năng lực và đảm bảo hoàn thành tốt công việc. Các Designer có kinh nghiệm từ 4 – 5 năm sẽ được trả từ 18.000.000 đến 45.000.000đ/tháng. Đây quả thực là con số đáng ngưỡng mộ đúng không nào?
>>>Xem thêm: Mức lương ngành Marketing 2021 tại Việt Nam
>>>Xem thêm: Marketing Executive là gì? Kỹ năng cần có của người làm Marketing Executive
Qua bài viết trên, Marketing24h đã gửi đến bạn đọc những thông tin về khái niệm Design là gì, công việc của một Designer cũng như mức lương cực kỳ hấp dẫn của họ. Để trở thành một Designer giỏi, ngoài việc nắm vững những kỹ năng chuyên môn thì những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng marketing cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Chúc các bạn thành công!
>>>Xem thêm: Retention Rate là gì? 12 chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả