Khi nhắc đến “Nghiên cứu thị trường”, chắc hẳn những cái tên đầu tiên hiện ra trong đầu bạn sẽ là những Research Agency danh tiếng thế giới như Nielsen hay Kantar, với những báo cáo về thị trường, ngành hàng, xu hướng tiêu dùng có giá trị lên đến hàng ngàn đô la. Tuy nhiên, công việc nghiên cứu thị trường không phải chỉ thuộc chuyên môn của các Agency, mà trong các công ty lớn như Unilever, P&G, Heineken cũng tồn tại một phòng ban chuyên trách công việc này dưới tên gọi “Consumer Market Intelligence” (CMI). Vậy công việc của CMI sẽ như thế nào, con đường thăng tiến sẽ ra sao, và cần chuẩn bị những hành trang gì để thử sức với lĩnh vực mới mẻ này? Buổi phỏng vấn của Tomorrow Marketers với chị Diệp Nguyễn, hiện đang là Consumer Market Intelligence Manager tại Heineken sẽ đem đến cho chúng ta bức tranh tổng quan nhất về ngành này.
Chào chị Diệp, cảm ơn chị vì đã nhận lời mời tham gia buổi phỏng vấn TM Story, được biết CMI là một công việc khá mới mẻ với các bạn sinh viên, vì trước đến nay hầu hết các bạn chỉ được tiếp xúc hoặc nghe nói đến bộ phận Consumer Insight trong các Agency về nghiên cứu thị trường như Nielsen, Kantar. Chị có thể chia sẻ thêm về bộ phận CMI của Heineken không?
Bộ phận CMI là một bộ phận phụ trách mảng nghiên cứu thị trường trong các Client, trước đây gọi là bộ phận Research, sau đổi thành CMI. Đúng như cái tên Consumer Market Intelligence, bộ phận này có nhiệm vụ thu thập tất cả thông tin liên quan đến thị trường và người tiêu dùng, là cầu nối giữa khách hàng, thị trường và Brand.
Vậy công việc hàng ngày của một nhân viên phòng CMI có phải đi thu thập thông tin thị trường?
Cũng không hẳn như vậy em ạ. Em làm việc trong Client, em hiểu Client cần gì, đang thiếu loại thông tin nào, lỗ hổng thông tin ở đâu và em hiểu được làm thế nào mình lấp được những lỗ hổng đó. Nhưng người thực hiện và đi lấy thông tin cho em lại là Research Agency. Công việc của em là quản lí được thông tin, quản lí được chất lượng công việc của Agency, quản lí được kì vọng của Brand Manager và lên chiến lược. Từ những báo cáo được cung cấp, em phải phân tích để chọn lọc và tổng hợp những thông tin hữu ích và liên quan đến công ty, giúp em đưa ra những quyết định cho chiến lược của công ty. Tóm lại, bộ phận CMI sẽ đóng vai trò trung gian giữa Client và các Research Agency.
Với tính chất công việc đặc thù như vậy, chắn hẳn yêu cầu cho những người làm ở bộ phận CMI phải rất khắt khe? Chị có thể chia sẻ thêm về những tố chất cần có cho một người làm ở bộ phận CMI?
Theo chị nghĩ có 4 tố chất của 1 người làm trong bộ phận CMI:
Vậy con đường sự nghiệp của một nhân viên bộ phận CMI sẽ như thế nào?
Giống như các phòng ban Brand Marketing và Trade Marketing trong các công ty lớn, có Executive, Assistant Manager, Head, nhân viên phòng CMI cũng có một lộ trình nghề nghiệp rõ ràng: CMI Officer, CMI Assistant Manager và cuối cùng là CMI Manager.
Các bạn sinh viên yêu thích Marketing đang không ngừng nỗ lực trau dồi các kiến thức, kĩ năng để tìm kiếm một vị trí thực tập, một công việc Marketing phù hợp. Phòng ban CMI tại các công ty lớn như Heineken chắc chắn là một lựa chọn mơ ước. Chị có thể cho các bạn những lời khuyên cũng như hành trang cần chuẩn bị để thử sức với công việc này?
Chị nghĩ công việc nào cũng như nhau thôi. Việc đầu tiên các em cần hiểu là hiểu bản thân, hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Vì quá trình ứng tuyển vào một vị trí cũng giống như việc các em bán sản phẩm, và sản phẩm đó là bản thân các em.
Để bán được sản phẩm thì người bán hàng là các em phải là người hiểu rõ sản phẩm nhất. Nếu em không “sale” được bản thân, không kể được câu chuyện khác biệt của mình thì em cũng sẽ không thuyết phục được nhà tuyển dụng. Thứ hai, các em cần tìm hiểu kĩ lưỡng về công việc mình đang ứng tuyển. Em biết mình mạnh ở phần kỹ năng phân tích, mình thích tìm hiểu, thích đào sâu và tìm ra ngọn nguồn của vấn đề, và em hiểu được công việc CMI cần người có tố chất như thế nào, khi đó em mới cảm thấy phù hợp và ứng tuyển với một tâm thế tự tin nhất được.
Hành trang thứ ba em cần chuẩn bị là một mindset mở. Không phải lúc nào cơ hội đến cũng là cơ hội thực sự phù hợp với em đâu. Ví dụ em yêu thích và thấy phù hợp với công việc, nhưng em không phù hợp với văn hóa công ty thì nhà tuyển dụng cũng sẽ không chọn em. Tốt nhất là luôn trong tâm thế cầu thị, sẵn sàng học hỏi và thất bại. Một mindset mở sẽ giúp em không sợ thất bại khi đi phỏng vấn, không sợ phải “thử lại” với công ty khác ở một vị trí tương tự hoặc một vị trí khác.
Chúc các em luôn giữ được một mindset mở và tìm được một công việc Marketing như ý.
Cảm ơn chị Diệp với những chia sẻ và nhận định rất hữu ích về bộ phận Consumer Market Intelligence!
Hành trình nghề nghiệp trong mảng nghiên cứu và phân tích thị trường là một hành trình chưa bao giờ là dễ dàng. Hãy đến với khóa học Consumer Insight của Tomorrow Marketers để chuẩn bị cho mình hành trang vững chắc, tích lũy kiến thức và kĩ năng để chinh chiến trong con đường gian nan sắp tới nhé!