HR là một thuật ngữ khá hiện đại, được sử dụng để mô tả trong công việc quản lý và phát triển nhân viên ở các doanh nghiệp, tổ chức nhất định. Vậy chính xác HR là gì, HR là đơn vị hoạt động như thế nào? Nhân viên HR cần những kỹ năng gì để thành công trên con đường sự nghiệp nói chung? Đây chắc cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn chưa có kinh nghiệm hay sinh viên mới ra trường đang muốn tìm kiếm việc làm liên quan đến ngành nghề này.
Thực ra, có rất nhiều lời giải đáp cho khái niệm HR là gì, tuy nhiên tựu chung lại thì nó được hiểu là bộ phận nhân sự của công ty. Để giúp cho các bạn có thể hiểu rõ hơn về định nghĩa HR cũng như giải đáp chi tiết các câu hỏi mà các bạn đang thắc mắc về vị trí HR, Marketing24h chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn qua những thông tin ở bên dưới đây.
Nội dung
HR là viết tắt của Human Resource – có ý nghĩa là ngành quản trị nhân sự. Bộ phận được sử dụng để quản lý tất cả các nhân viên đang làm việc cho một công ty hoặc tổ chức, doanh nghiệp nào đó. HR (Nhân sự) cũng là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý các nguồn lực liên quan đến nhân viên. Đây là bộ phận trong một doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho tất cả những thứ liên quan đến người lao động bao gồm việc tuyển dụng, kiểm tra, lựa chọn, tuyển dụng, đào tạo, quảng bá, thanh toán và sa thải nhân viên và các nhà thầu độc lập.
Quản lý nguồn nhân lực là một thuật ngữ hiện đại, được sử dụng để mô tả việc quản lý và phát triển nhân viên trong một tổ chức. Quản lý nguồn nhân lực bao gồm giám sát tất cả mọi thứ liên quan đến việc quản lý một tổ chức nhân lực.
Nhân sự được nhiều nhà chiến lược kinh doanh coi là quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực của công ty. Bởi vì nhân viên có thể đạt được các kỹ năng mới, do đó tăng quy mô của một công ty, từ đó dẫn tới lợi thế cạnh tranh trong thời gian dài.
HR Manager hay Trưởng phòng Nhân sự là người đứng đầu bộ phận nhân sự, chịu trách nhiệm phát triển và triển khai các hoạt động nhân sự phù hợp với chiến lược chung của cả công ty, giải quyết các yêu cầu, khiếu nại hoặc các vấn đề khác liên quan tới bộ phận Nhân sự. Họ cũng là những người đem những cá thể trong công ty xích lại gần nhau, tạo thành một thể thống nhất, làm việc vì mục tiêu chung lớn mạnh cho cả công ty.
Thực tế, khi hiểu HR là gì thì sẽ thấy rằng danh sách các trách nhiệm mà bộ phận HR (nhân sự) cần thực hiện là khá dài. Bên cạnh vai trò tuyển dụng và sa thải, các chuyên gia nhân sự cũng phải chăm sóc và thực hiện các vai trò bao gồm:
Một bộ phận nhân sự hoạt động tốt phải đảm bảo trách nhiệm rằng doanh nghiệp có tất cả các nhân viên phù hợp mà họ cần, vào đúng thời điểm, với chi phí phải chăng. Bộ phận nhân sự giúp hỗ trợ sự phát triển liên tục của những công nhân, cung cấp cho công ty một tài sản nhân lực quý báu.
Sau khi đã hiểu rõ được vai trò và trách nhiệm cần phải làm của các nhân viên HR là gì thì chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các công việc chính mà một HR cần phải thực hiện trong doanh nghiệp. Cụ thể thì người làm HR cần làm chi tiết ít nhất những công việc cơ bản sau:
Ngành nhân sự hiện nay được chia ra thành 2 mảng chính đó là:
Quản trị nhân sự: Có nhiệm vụ làm công tác quản lý hành chính và thực hiện mọi chính sách lao động.
Quản trị nguồn nhân lực: Có nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài hơn như phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ chế đánh giá nhân viên. Ngoài ra còn làm một số công việc cụ thể như tìm kiếm và tuyển chọn nhân lực đang tìm việc làm, tư vấn quảng cáo tuyển dụng và tư vấn chiến lược nhân sự.
Như những thông tin mà bạn đã hiểu HR là gì thì có thể nói rằng HR là một ngành quan trọng trong các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường hiện nay. Để hiểu rõ hơn về công việc, vai trò và trách nhiệm của các phòng ban bộ phận HR các bạn có thể tham khảo qua ví dụ về mô hình phòng ban nhân sự phổ biến hiện nay.
Đối với ngành nghề HR, thuận lợi trong ngành cũng rất nhiều mà khó khăn cũng không hề ít. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo những thông tin sau:
Làm việc với vị trí HR, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người với những tính cách và định hướng nghề nghiệp khác nhau. Làm việc vị trí này, bạn sẽ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tuyển chọn, đào tạo nhân viên giúp công ty phát triển bền vững. Đây là cái đích mà bất kỳ người làm nhân sự nào cũng hướng đến.
Với vị trí HR, bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều người và nhận được nhiều tình cảm yêu quý của mọi người trong công ty, khi những đề xuất và chính sách mình đưa ra có tác động tích cực giúp nhân viên và công ty hoạt động hiệu quả cùng với đó là tạo dựng mối quan hệ gắn bó thân thiết với nhiều người.
Khi làm HR, bạn phải luôn cân nhắc để cân bằng hài hòa giữa lợi ích người sử dụng lao động và người lao động. Đây là công việc hàng ngày mà người làm trong ngành phải đối mặt. Để làm được việc này đòi hỏi bạn phải có sự khéo léo, kiên nhẫn để đưa ra các đề xuất giải quyết vấn đề theo cách tốt nhất.
Những phàn nàn về chính sách lương bổng, phúc lợi, chế độ phạt thưởng… luôn là một trong những vấn đề chính được nhiều nhân viên để tâm nhất, do vậy khi làm HR bạn sẽ phải làm quen với điều này, thậm chí là các vấn đề như nhân viên nghỉ việc, đình công hoặc năng suất lao động kém phải liên tục tổ chức tìm kiếm sàng lọc, tuyển dụng các ứng viên phù hợp là những thách thức cho người làm nhân sự.
Ngoài ra, người sử dụng lao động thường có khuynh hướng mong muốn nguồn nhân lực chất lượng được đào tạo trong thời gian ngắn để cắt giảm kinh phí và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc đào tạo con người rất cần thời gian và chiến lược cụ thể, không thể cho kết quả ngay trong một thời gian ngắn.
Để hoàn thành tốt công việc của mình, HR cần phải có khả năng dự đoán, nắm bắt được những xu hướng mới trong thị trường lao động và bối cảnh kinh doanh. Có như vậy, họ mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách ứng dụng mô hình DISC trong tuyển dụng
Nắm được công việc cần phải làm của một HR là gì, bạn có thể trau dồi cho mình những kỹ năng cần có trong nghề, trong đó các kỹ năng nhất định bạn cần phải biết đó là:
Người làm HR giỏi không đơn giản chỉ là có các kiến thức cơ bản về nhân sự mà họ còn là những người không thể chờ đợi tổ chức xác định vai trò của mình trong doanh nghiệp mà cần phải có tầm nhìn cho định hướng công việc. Bạn phải biết quản lý nguồn nhân lực là gì và cần rèn giũa kỹ năng để trở thành chuyên gia cho chính mình. Đây là một vai trò quan trọng trong tổ chức, do đó đội ngũ lãnh đạo sẽ mong đợi bạn phát triển và đề xuất những ý tưởng mới phát triển doanh nghiệp
Nhân viên HR cần biết những gì mình muốn đạt được và các bước thực thi để vươn tới thành công. Nếu bạn đang được phỏng vấn cho vị trí nhân sự, hãy nói rõ mục tiêu bản thân. Nếu bạn đã làm việc trông công y, hãy phác thảo mọi cơ hội mà bạn có thể nhận được.
Các chuyên gia nhân sự là đầu mối kết nối giữa nhân viên, trưởng phòng và CEO. Họ quản lý các nhiệm vụ cần được hoàn thành bởi những nhân sự và phòng ban khác nhau. Dưới đây là một số kỹ năng tổ chức mà các chuyên gia nhân sự cần trau dồi như:
Vậy làm thế nào để có kỹ năng tổ chức của một bậc thầy nhân sự?
Đội ngũ nhân sự tương tác với mọi người hàng ngày trực tiếp, qua điện thoại và qua email. Các chuyên gia nhân sự có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giải quyết các vấn đề trước leo thang và truyền đạt các tiêu chuẩn của công ty một cách rõ ràng. Dưới đây là một số lĩnh vực mà các nhân sự cần lưu ý như:
Làm thế nào bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn
Các trường hợp không thể đoán trước (ví dụ: một nhân viên nghỉ việc) có thể làm xáo trộn những hoạt động thường ngày của HR. Để điều chỉnh hoặc thậm chí dự đoán các thay đổi, các thành viên nhóm nhân sự không những cần nắm được các kiến thức trong ngành nghề HR là gì mà còn cần phải phát triển các kỹ năng thích ứng như:
Làm thế nào bạn có thể cải thiện kỹ năng thích ứng:
Với những sinh viên mới ra trường hoặc những người chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự thì nhất định phải hiểu rõ được HR là gì và các công việc sẽ phải làm trong ngành nghề này. Cụ thể sinh viên mới ra trường có thể đảm nhận được các vị trí như:
Đối với vị trí HR Admin, công việc thường liên quan nhiều đến các giấy tờ hợp đồng lao động, các giấy tờ khen thưởng, chứng nhận hoặc quản lý các tài sản, phúc lợi cho nhân viên như (vé xe, xe đi lại, máy tính,…) và các báo cáo liên quan đến kiểm kê tài sản.
Người làm ở vị trí tuyển dụng phải thường xuyên trao đổi với các phòng ban và các cấp quản lý để nắm rõ về nhu cầu và chất lượng nhân sự mà công ty đang cần tuyển. Các công việc cụ thể mà người làm tuyển dụng cần phải nắm rõ đó là tìm kiếm, sàng lọc CV xin việc, lựa chọn những ứng viên phù hợp và lên lịch phỏng vấn, tìm ra những ứng viên phù hợp với yêu cầu của công ty đang cần. Ngoài ra, nhân viên tuyển dụng còn có nghĩa vụ cung cấp các thông tin và định hướng cho nhân viên mới.
Người đảm nhận vị trí tính lương có nhiệm vụ quản lý hệ thống lương, thưởng dựa trên năng lực và chính sách trong doanh nghiệp đối với các nhân viên như lương cho nhân viên mới, nhân viên hợp đồng, nhân viên nghỉ việc, số giờ làm thêm, số ca làm thêm, ngày nghỉ phép, phúc lợi kèm thêm,…
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc là sinh viên mới ra trường, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí phổ biến trong ngành HR như: HR Admin, Vị trí tuyển dụng, Vị trí tính lương… Còn nếu đã có một cơ số kinh nghiệm nhất định, bạn có thể thử sức hoặc được thăng tiến lên những vị trí cao hơn như:
Để đảm nhận vị trí này bạn phải là người có bề dày kinh nghiệm trong việc đưa ra các chính sách định hướng đào tạo cho nhân viên trong công ty. Trao đổi với cấp trên tổ chức xây dựng những chương trình huấn luyện nội bộ cho nhân viên. Tìm kiếm và liên kết những cơ hội đào tạo từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tổ chức.
Ở vị trí quản lý, công việc của HR Manager sẽ liên quan phần nhiều đến những cuộc họp với lãnh đạo công ty nhằm đưa ra kế hoạch chiến lược và kiểm soát quá trình thực hiện của nhân viên. Cùng với đó là các cuộc họp nội bộ trong bộ phận Nhân sự để đảm bảo các hoạt động diễn ra đúng tiến độ và kịp thời giải quyết các mâu thuẫn phát sinh. Vị trí quản lý ngành HR còn phải là người có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình tốt, đảm bảo các hoạt động trao đổi thông tin giữa nhân viên và lãnh đạo cũng như các bộ phận khác trong công ty được giải quyết hài hòa.
Lời kết
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu thật chi tiết về ngành HR cũng như các thông tin liên quan đến bộ phận ngành nghề này. Chắc qua những thông tin này, bạn cũng đã hiểu rõ được về khái niệm HR là gì hay vai trò và công việc mà một nhân viên HR cần phải làm là gì rồi đúng không nào? Có thể thấy rằng, HR là một ngành không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu muốn thành công và phát triển.
Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được rõ nét nhất HR là gì và những kỹ năng đảm bảo đưa HR lên con đường thành công trong sự nghiệp. Nếu yêu thích về ngành HR, bạn có thể nghiên cứu và tham gia thử việc tại các doanh nghiệp hiện nay nhé. Chúc các bạn thành công!