Mã Captcha là gì chắc hẳn đã không còn quá xa lạ khi bạn thường xuyên sử dụng mạng xã hội để tạo nên một tài khoản mới trong một diễn đàn hay đặt mua đồ,… Tại sao lại xuất hiện những đoạn mã ngoằn ngoèo lại khó đọc đến như vậy? Và đoạn mã này có công dụng như thế nào? Hãy cùng Marketing24h đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về mã Captcha là gì cũng như mục đích và hoạt động của các loại Mã Captcha nhé!
Tuy rằng mã Captcha xuất hiện rất nhiều trên các trang mạng xã hội hiện nay nhưng không phải ai cũng hiểu biết về những đoạn mã này. Vậy tại sao các trang Web lại yêu cầu những người truy cập cần phải gõ mã Captcha?
Nội dung
Được sử dụng với tên ComPletely Automated Public Turing test to tell Computers and Humans Apart và dịch sang tên Tiếng Việt là phép thử Turing công cộng tự động để phân biệt máy tính với người. Sau đó thì được viết tắt ngắn gọn là Captcha. Mã Captcha là một thuật ngữ được Luis Von Ahn, Manuel Blum, Nicholas J.Hopper kết hợp cùng với John Langford nghiên cứu và ra mắt vào năm 2000 nhằm xác định người dùng là máy tính spam hay là người thực. Từ đó mà máy chủ sẽ gửi yêu cầu đến cho người dùng hoàn tất một quá trình kiểm tra khá đơn giản mà chỉ có người thực mới có thể thực hiện.
Mã Captcha là một dạng hình ảnh chứa đoạn từ mã gồm 5 chữ hoặc số liền kề nhưng lại khá khó quan sát bởi sắp xếp không theo hàng lối hoặc méo mó và yêu cầu người thực hiện phải nhập sao cho khớp với những ký tự đã cho. Có thể nói đây là một phiên bản nâng cấp từ các bài Test Turing để xác định danh tính con người. Với đặc thù là không máy tính hay phần mềm nào có thể giải được thuật toán này nên cơ hội trả lời đúng của máy tính sẽ chỉ có 0,1% và với người thực thì sẽ lên đến 80%.
Nếu CAPTCHA quá dễ để chúng ta đọc ra trong 1 hay 2 giây thì máy tính cũng thế. Những chiếc máy tính có thể scan mẫu CAPTCHA đó và trang trong bảng kí tự rồi trả ngược lại kết quả, từ đó sẽ dẫn đến việc hệ thống bị tổn hại bởi máy tính của các spammer, hacker.
Do đó chúng phải được làm méo mó, biến dạng đi để chỉ có mắt người mới có thể phân tích ra được mà thôi.
Thường thì các trang Web sẽ sử dụng mã Captcha là vì nhiều người sẽ lợi dụng các trang web đó nhằm tạo hàng loạt tài khoản giả bằng máy tính để có thể dễ dàng spam hòm thư của người khác. Hay với các trang web bán vé thì nhiều người sẽ sử dụng máy tính để chiếm hết suất vé tàu hay vé nhạc hội,… và bán với giá cao hơn để chuộc lợi. Bởi vậy mà mã Captcha được sử dụng nhằm ngăn chặn những hành vi này, giúp cho những người dùng có nhu cầu chính đáng sử dụng và thực hiện các dịch vụ cần thiết trên trang web.
Bởi vì mục đích duy nhất của mã Captcha đó chính là xác định người dùng là người thật hay máy tính spam, những phần mềm độc hại được lập trình sẵn để xâm nhập và thực hiện hành vi phá hủy hệ thống. Nên những truy cập bất hợp pháp này thường sẽ bị ngăn chặn ở bước xác nhận mã Captcha vì không thể nhận diện được hình ảnh.
Cũng nhờ vào đó mà mã Captcha được sử dụng rất rộng rãi và đặc biệt như Google hay Facebook đều sử dụng. Mang lại một không gian mạng sạch sẽ và an toàn nhất cho những người sử dụng. Thông thường thì sẽ có đến 80% người dùng có thể thực hiện thành công thao tác này, ngoài số đó thì do mã khó nhìn nên phải gõ lại. Mã Captcha này nhằm tạo nên một hình thức bảo mật an ninh cực tốt cho cổng dữ liệu và những thông tin quan trọng của trang web.
Câu trả lời là không, nhưng đó là đối với những spammer phổ thông. Còn đối với các lập trình viên chuyên nghiệp, hay các hacker, họ chỉ cần tìm ra các thuật toán để “bẻ gãy” một chuỗi CAPTCHA.
Hoặc các hacker có thể xây dựng nên một phần mềm giúp đối chiếu những con chữ nguệch ngoạc trùng với kí tự nào, và bỏ chúng vào ô trả lời mà thôi. Tuy xác suất thành công không phải là 100% nhưng đối với các spammer, có một công cụ tự động “bẻ khoá” được CAPTCHA cũng đã tốt lắm rồi.
Rất nhiều trang web sử dụng mã Captcha để bảo mật tối ưu và ngăn cản sự chống phá của những cuộc tấn công mạng. Các trang mạng xã hội cần sử dụng đăng ký mã Captcha như sau:
Việc dùng CAPTCHA “truyền thống”, tức gõ vào một tập chữ hoặc số hay tập cụm từ để phân biệt giữa người và máy, ngày càng dễ dàng bị “qua mặt” bởi những hacker, spammer với các phần mềm chuyên dụng, hay như thuê đội ngũ ngồi gõ CAPTCHA.
Do đó, một dạng CAPTCHA mới, gọi là no-CAPTCHA, đã được ra đời. Thay vì phải làm một bài kiểm tra “nhỏ” bằng cách gõ CAPTCHA, giờ đây, khi bạn tạo một tài khoản Gmail, ta chỉ cần nhấn vào nút “Tôi không phải là người máy” mà thôi.
Tại sao lại có sự đơn giản hoá đến kinh ngạc như thế? Đó là vì Google đã sử dụng no-CAPTCHA, một hệ thống theo dõi cũng như đánh giá hành vi người dùng, rồi từ đó lọc ra đâu là người thật, đâu là công cụ spam.
Nếu có nghi ngờ, no-CAPTCHA sẽ sử dụng công cụ nhận biết hình ảnh, tức yêu cầu chúng ta chọn ra bức ảnh giống hoặc gần giống với dữ liệu mà hệ thống đưa ra nhằm kiểm tra độ chính xác về “tính con người” một lần nữa.
Qua đó giúp chúng ta dễ dàng vượt qua bài kiểm tra CAPTCHA dễ dàng nhưng hệ thống vẫn an toàn trước các máy tính tự động tạo hàng loạt tài khoản từ các hacker.
Đó là những gì mà chúng ta cần biết về CAPTCHA. Bạn có thấy CAPTCHA hữu ích hay không? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé.
Qua bài viết trên đây, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về mã Captcha cũng như giải đáp những thắc mắc về “Mã Captcha là gì?” Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết của Marketing24h để thu thập thêm kiến thức và kinh nghiệm Marketing cho mình nhé!