Bạn có từng nghe mô hình kim cương là gì? Khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào sự nâng cấp, đổi mới và năng lực của ngành công nghiệp tại quốc gia đó. Để lý giải tại sao các ngành công nghiệp cụ thể lại có khả năng cạnh tranh tại các quốc gia khác nhau, Micheal Porter đã cho ra đời mô hình kinh tế với tên gọi “mô hình kim cương” trong cuốn sách của ông mang tên “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia“. Vậy mô hình kim cương là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Marketing24h.
Nội dung
Mô hình kim cương là mô hình được thiết kế để tìm hiểu các quốc gia hoặc nhóm có lợi thế cạnh tranh do các yếu tố có sẵn và giải thích cách mà chính phủ đóng vai trò như chất xúc tác để cải thiện vị trí của một quốc gia trong một môi trường kinh tế cạnh tranh toàn cầu.
Mô hình này được tạo ra bởi Michael Portel, ông cũng chính là người sáng lập Viện chiến lược và năng lực cạnh tranh tại trường kinh doanh Havard. Mô hình kim cương của Michael Porter là một lý thuyết kinh tế chủ động chứ không phải là một lý thuyết đơn giản định lượng các lợi thế so sánh mà một quốc gia hoặc khu vực có thể có.
>>>Xem thêm: D2C là gì? Tại sao nên áp dụng mô hình D2C?
Mô hình kim cương chỉ ra bốn yếu tố chính tác động và quyết định lợi thế cạnh tranh của một quốc gia bao gồm: Điều kiện đầu vào sẵn có, chiến lược và cơ cấu và sự canh tranh của công ty, các điều kiện về nhu cầu, các ngành hỗ trợ và có liên quan.
Yếu tố đầu tiên trong Mô hình kim cương chính là tập trung vào sự cạnh tranh trong thị trường để đưa ra những sản phẩm mới sáng tạo, giúp các doanh nghiệp phát triển trên toàn quốc gia. Nó cũng giúp giữ cho doanh nghiệp trên cơ sở hạ tầng ở dạng liên tục và nhất quán để có thể cạnh tranh.
Yếu tố thứ hai tập trung vào đối tượng mục tiêu có bản chất và nhận thức rõ ràng cho các sản phẩm chất lượng, đổi mới. Đối tượng này thích sản phẩm trong nước hơn quốc tế và dẫn đến sự tăng trưởng, phát triển của các ngành công nghiệp quốc gia.
Đối với sự phát triển và thành công của các doanh nghiệp và quốc gia thì các nền công nghiệp phải được kết nối để hỗ trợ nhau phát triển một cách toàn diện, đây cũng chính là yếu tố quan trọng của Mô hình kim cương của Michael Porter. Ví dụ: Một doanh nghiệp bất động sản yêu cầu nguyên liệu thô cho mục đích xây dựng thì doanh nghiệp đó sẽ tìm đến các doanh nghiệp trong nước, điều này giúp đôi bên cùng có lợi thay vì đi tìm kiếm ở thị trường quốc tế.
Yếu tố cuối cùng bao gồm tất cả các yếu tố cần thiết cho sản xuất bao gồm: Lao động, nguyên liệu, nguồn nhân lực, chuyên gia, cơ sở hạ tầng, vốn…
Mô hình kim cương giúp các doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất trong việc nghiên cứu sự cạnh tranh cả trực tiếp và gián tiếp. Nếu mức độ cạnh tranh cao và quá khốc liệt thì doanh nghiệp cần tiếp cận bằng cách đưa ra các sản phẩm mới một cách sáng tạo, giảm giá cũng là một cách tốt để áp dụng, ngoài ra còn cần lập kế hoạch, thiết kế các chiến lược tiếp thị và quảng cáo đột phá về trải nghiệm khách hàng.
Tất cả những điều đó giúp duy trì lượng khách hàng hiện tại và có thể biến họ hành nhóm khách hàng trung thành. Ngoài ra, rất nhiều nhóm khách hàng mới cũng sẽ xuất hiện, giúp tăng trưởng sự phát triển của doanh nghiệp.
Các nhà cung cấp nguyên liệu cho mục đích sản xuất (Supplier) đều nắm giữ vị trí quan trọng trong hệ sinh thái của doanh nghiệp cho sự tăng trưởng của họ. Mô hình kim cương của Micheal Porter giúp xác định bạn có những nhà cung cấp nào, đâu là nhà cung cấp tiềm năng, sản phẩm của họ là gì? Điều này là vô cùng quan trọng khi bạn muốn chuyển qua sử dụng nhà cung cấp khác. Bạn có có mức giá rẻ hơn nếu bạn còn nhiều lựa chọn từ nhiều nhà cung cấp, nó tác động đến lơi nhuận và chiến lược giá của doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Supplier là gì? Sự khác biệt của Vendor và Supplier là gì?
Bạn có thể phân tích xem ai đang thúc đẩy chiến lược giá của bạn, Mô hình kim cương của Michael Porter cũng giúp xác định có bao nhiêu người mua và lượng đơn đặt hàng của họ cũng như họ có trung thành với doanh nghiệp hay không. Ngoài ra, nó còn giúp phân tích điều gì sẽ tác động tới họ, khiến họ chuyển sang sử dụng sản phẩm của thương hiệu khác. Khi bạn có ít người mua sản phẩm thì khách hàng có quyền lực và ngược lại.
Hiểm họa bị thay thế luôn là mối đe dọa cho doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh và việc tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Ví dụ: Bạn đang kinh doanh một cửa hàng thời trang nhưng hiện nay phương tiện truyền thông phát triển, khách hàng sẽ thích đặt hàng online và giao hàng tận nơi để tiết kiệm thời gian và chi phí của mình. Chính vì thế, bạn cần có kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp với những sự thay đổi của thị trường.
Mô hình kim cương của Michael Porter tập trung vào các mối đe dọa của người mới tham gia thị trường và hiểu được chỗ đứng của họ trong ngành, sản phẩm của họ cũng như chiến lược giá và các chi tiết cần quan tâm khác.
Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về Mô hình kim cương của Michael Porter cũng như các yếu tố và cách ứng dụng mô hình này. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin có ích nhất cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công!
>>>Xem thêm: Local Marketing là gì? Chiến thuật Marketing địa phương