Microsoft Office, Adobe Creative Suite và SAP là một số sản phẩm On premise vô cùng phổ biến. Nhưng On premise nghĩa là gì? Bất kỳ công ty nào đang tìm kiếm nền tảng công nghệ phù hợp chắc hẳn không còn xa lạ với On premise (Phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ) và Cloud (Phần mềm điện toán đám mây). Vậy On premise là gì? Đâu là ưu và nhược điểm của On premise? On premise có gì khác so với Cloud? Và làm thế nào để lựa chọn nền tảng phần mềm phù hợp với doanh nghiệp?
Trong bài viết dưới đây, Marketing24h sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc toàn diện về On premise là gì. Cùng theo dõi nhé!
Nội dung
On premise hay phần mềm lưu trữ tại chỗ là dạng mô hình phần mềm được thiết lập và hoạt động từ chính máy chủ và môi trường công nghệ thông tin (CNTT) của doanh nghiệp. Với mô hình sử dụng này, các doanh nghiệp thường mua hoặc thuê phần mềm dựa trên máy chủ với tư cách là người được cấp phép, phần mềm này được cài đặt trên máy chủ của chính họ.
Hiểu một cách đơn giản, On premise đề cập đến giấy phép và mô hình sử dụng cho phần mềm hoặc chương trình máy tính dựa trên máy chủ mà khách hàng hoặc người được cấp phép cài đặt trong môi trường CNTT của riêng họ.
Người được cấp phép có toàn quyền kiểm soát dữ liệu, phải chịu trách nhiệm về các rủi ro liên quan và phải chịu tất cả các chi phí phát sinh trong việc sử dụng phần mềm. Chúng thường bao gồm phí bảo trì, chi phí để chạy phần mềm và phần cứng, chi phí cho nhân viên phụ trách,…
Trong trường hợp phần mềm mã nguồn mở (Open source software – OSS) sẽ có một cộng đồng lập trình viên xử lý việc phát triển, thêm và sửa lỗi trong thực tế. Nhưng điều bất lợi ở đây là bạn không thể yêu cầu bảo hành. Nếu cần, có thể mua gói hỗ trợ hoặc cung cấp các bản cập nhật phần mềm từ các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan.
Người được cấp phép có quyền truy cập vào phần mềm thông qua ứng dụng trên máy tính để bàn hoặc giao diện người dùng trên web. Các công ty quản lý dữ liệu nhạy cảm thường chọn ứng dụng dựa trên máy tính để bàn để loại trừ các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn và truy cập trái phép vào hệ thống.
>>> Có thể bạn quan tâm: Inbound marketing là gì
Cloud phát triển đã làm cho nhiều doanh nghiệp chuyển trọng tâm từ các giải pháp On premise sang Cloud. Tuy nhiên, On premise vẫn được các doanh nghiệp tin dùng bởi khả năng bảo mật dữ liệu mạnh mẽ, kiểm soát hoàn toàn dữ liệu và quyền truy cập.
Một lợi ích khác của On premise tạo nên sự khác biệt so với các giải pháp thay thế dựa trên đám mây là khả năng tùy chỉnh phần mềm. Phần mềm tiêu chuẩn tạo thành nền tảng cơ bản và là cơ sở để tùy chỉnh hoặc mở rộng phần mềm theo các yêu cầu đặc biệt của khách hàng và các lĩnh vực ứng dụng. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với chi phí đáng kể cho việc điều chỉnh hoặc tăng lệ phí giấy phép. Hơn nữa, các bản cập nhật sau này sẽ khó thực hiện hơn và tốn kém hơn so với phần mềm tiêu chuẩn.
Dưới đây là những ưu và nhược điểm cụ thể của On premise:
On premise và Cloud là hai nền tảng không còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Nhưng vẫn có khá nhiều hiểu nhầm và thắc mắc giữa hai nền tảng này. Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa chúng và đâu mới là nền tảng phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
On cloud đề cập đến các máy chủ được truy cập qua Internet, phần mềm và cơ sở dữ liệu chạy trên các máy chủ đó. Máy chủ đám mây được đặt tại các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới. Bằng cách sử dụng điện toán đám mây, người dùng và các công ty không phải tự quản lý các máy chủ vật lý hoặc chạy các ứng dụng phần mềm trên máy của riêng họ.
Cloud cho phép người dùng truy cập cùng một tệp và ứng dụng từ hầu hết mọi thiết bị, vì quá trình tính toán và lưu trữ diễn ra trên các máy chủ trong trung tâm dữ liệu, thay vì cục bộ trên thiết bị của người dùng. Đây là lý do tại sao người dùng có thể đăng nhập vào tài khoản Instagram của họ trên điện thoại mới sau khi điện thoại cũ bị hỏng và vẫn tìm thấy tài khoản cũ với tất cả ảnh, video và lịch sử trò chuyện.
Nó hoạt động theo cách tương tự với các nhà cung cấp email đám mây như Gmail hoặc Microsoft Office 365 và với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây như Dropbox hoặc Google Drive.
Vậy đâu mới là nền tảng phù hợp với doanh nghiệp của bạn? On premise hay Cloud? 5 yếu tố dưới đây sẽ giúp bạn xem xét và đưa ra quyết định phù hợp nhất.
On-premise: Phần mềm On premise có thể được nâng cấp hoặc tùy chỉnh. Tuy nhiên, việc cập nhật có liên quan chặt chẽ đến việc triển khai phần mềm trước đây và do đó, đòi hỏi nhân viên các bộ phận liên quan có kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực này.
Cloud: Ứng dụng chạy trên Cloud có thể được tự động nâng cấp, do đó, doanh nghiệp có cơ hội được sử dụng các phiên bản cập nhật mới nhất mà không cần mất quá nhiều thời gian và chi phí.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp lưu trữ dữ liệu online hoặc on premise. Có thể các tiêu chí đã được xác định phải được tuân thủ, chẳng hạn như chính sách công ty hoặc khách hàng hoặc nhiệm vụ bảo mật, nhưng những điều bất di bất dịch này không đủ lý do để bạn đưa ra các quyết định kỹ thuật mà bỏ qua các yêu cầu khác của người dùng và doanh nghiệp.
Điện toán đám mây và phần mềm On premise thường được coi là “đối thủ cạnh tranh” của nhau, nhưng không thể phủ nhận một điều rằng hiện tại Cloud đang chiếm ưu thế và trở nên bùng nổ mạnh mẽ bởi sự linh hoạt, tiết kiệm cả về thời gian, tiền bạc và khả năng mở rộng quy mô một cách nhanh chóng.
Lời kết
Hiểu được On premise là gì thì có thể thấy mặc dù tầm quan trọng của điện toán đám mây ngày càng tăng, nhưng On premise vẫn là lựa chọn ưu tiên trong nhiều trường hợp đối với nhiều công ty và tổ chức, chẳng hạn như các lĩnh vực như tài chính hoặc chăm sóc sức khỏe, vì các công ty phải tuân theo các yêu cầu đặc biệt nghiêm ngặt về bảo vệ dữ liệu.
Với On premise, dữ liệu nhạy cảm có thể được bảo vệ hiệu quả hơn khỏi sự truy cập trái phép của bên thứ ba vì công ty tự quản lý dữ liệu và các quy trình nội bộ, công ty xác định ai có quyền truy cập vào dữ liệu nào.
Trên đây là tất cả những thông tin đầy đủ nhất về On premise là gì, hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn toàn diện nhất về On premise và giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất khi lựa chọn nền tảng lưu trữ cho doanh nghiệp.