Phân tích thị trường là gì? Hướng dẫn chi tiết cho người mới

Ngày đăng: 16/09/2021

Phân tích thị trường liên quan đến việc nghiên cứu thị trường để hiểu các cơ hội và thách thức. Chúng cung cấp cho các thương hiệu sự phong phú về thông tin để họ có thể tối đa hóa tất cả các hoạt động, và đảm bảo cơ hội kết nối với khách hàng cao nhất, cũng như đánh bại các đối thủ cạnh tranh. Vậy phân tích thị trường là gì hãy cùng Marketing24h tìm hiểu chi tiết cũng như cách phân tích dành cho người mới!

Phân tích thị trường là gì?

Các thương hiệu thành công cần phải có một sự hiểu biết vững chắc về tổng quan thị trường họ hoạt động, bao gồm cả kiến ​​thức về đối thủ cạnh tranh và khách hàng của họ. Phân tích thị trường là quá trình nghiên cứu thị trường để hiểu các cơ hội, thách thức và cách khách hàng và khách hàng tiềm năng phản hồi các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Phân tích thị trường là gì (Ảnh: Business – Envato Tuts)
Phân tích thị trường là gì (Ảnh: Business – Envato Tuts)

Phân tích thị trường có thể sử dụng nghiên cứu chuyên sâu, thuê các chuyên gia để nghiên cứu và phân tích nhiều khía cạnh nhất có thể. Hoặc các thương hiệu có thể áp dụng một cách tiếp cận đơn giản hơn bằng cách sử dụng dữ liệu sẵn có.

Nghiên cứu nên bao gồm những gì?

Phân tích thị trường có thể nghiên cứu tất cả hoặc một số điểm sau đây:

  • Phân tích quy mô thị trường và cạnh tranh – Thị trường lớn và cạnh tranh như thế nào? Bạn đang cạnh tranh với ai?
  • Sự tăng trưởng của thị trường – Liệu thị trường có một lịch sử tăng trưởng mà có khả năng tiếp tục trong tương lai?
  • Xu hướng thị trường – Thị trường thay đổi như thế nào? Các yếu tố quan trọng nhất trong tương lai là gì?
  • Nhân khẩu học và phân đoạn – Bạn bán cho ai? Có thể có các thị trường con, cho phép nhiều dòng sản phẩm không?
  • Lợi nhuận của thị trường – Có một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và mỗi ngành sẽ có lợi nhuận khác nhau. Thị trường của bạn hấp dẫn đến mức nào?
  • Các yếu tố thành công – Các yếu tố sẽ tạo ra sự thành công trên thị trường là gì. Đây có thể là những tiến bộ công nghệ hoặc cách bạn tiếp cận nguồn lực.
  • Kênh phân phối – Phân tích các kênh phân phối hiện tại và tiềm năng. Mô hình phân phối của bạn ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp của bạn?
  • Cấu trúc chi phí – Chi phí cố định và biến đổi mà thương hiệu phải chịu. Điều này có thể được chia nhỏ hơn theo sản phẩm, khu vực, v.v.

Tại sao cần tiến hành phân tích thị trường?

Phân tích thị trường cần củng cố kế hoạch kinh doanh của bạn. Một khi bạn có một sự hiểu biết về thị trường, bạn có thể lập kế hoạch ra cách tốt nhất để đánh bại đối thủ cạnh tranh và tiếp cận người tiêu dùng. Sau đó bạn có thể vẽ đường đi của mình, tối ưu hóa các yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Những yếu tố này là Marketing Mix, còn được gọi là 4P của E. Jerome McCarthy.

Sản phẩm (Product) – Sản phẩm của bạn có thể được cải thiện dựa trên: xu hướng thị trường, những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm, các phân khúc thị trường khác nhau bạn đang cố gắng tiếp cận và các yếu tố thành công của bạn.

Giá (Price) – Các chi phí công nghiệp và khả năng sinh lời của thị trường, cũng như các hiểu biết chi tiết về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn thiết lập mức giá phù hợp giúp cả khách hàng và cổ đông đều hài lòng.

Phân phối (Place) – Sự hiểu biết về thị trường và các mô hình phân phối của bạn có thể tạo ra các cơ hội mới, từ cơ hội bán hàng mới với các franchise và đại lý đến hậu cần của sản xuất và phân phối.

Quảng bá (Promotion) – Thương hiệu cần có các chiến lược Marketing khác nhau để tiếp cận hiệu quả các phân đoạn nhân khẩu học và địa lý khác nhau. Điều này có thể bao gồm các dòng sản phẩm khác nhau hoặc chiến lược Marketing khác biệt.

>> Xem thêm: Marketing Mix là gì?

Thấu hiểu khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp nên doanh nghiệp nào cũng đặt khách hàng lên hàng đầu. Nhưng nếu bạ không phân tích thị trường thì không thể nắm bắt được tâm lý khách hàng và biết họ cần gì được. Có thể thấy, phân tích thị trường giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng hơn để cải thiện sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.

>> Xem thêm: NPS là gì – Chỉ số đo mức độ hài lòng của khách hàng

Phân tích thị trường để hiểu rõ đối thủ cạnh tranh

Phân tích thị trường còn giúp thương hiệu vẽ ra chân dung đối thủ và biết được đâu là điểm mạnh, yếu của họ để từ đó đưa ra các sản phẩm, định hướng đúng đắn để tạo lợi thế.

Nhìn ra thách thức và tìm cơ hội mới

Con đường kinh doanh chưa từng dễ dàng, nó không phải màu hồng mà là những chông gai, thử thách. Phân khúc thị trường sẽ giúp bạn đối mặt với các khó khăn đó và có thể tìm ra cơ hội mới. Thị trường vận động không ngừng nên bạn cần biết để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Xây dựng chiến lược phát triển

Mục tiêu lớn nhất của mỗi doanh nghiệp đó chính là doanh thu và phát triển bền vững. Thế nên phân tích thị trường giúp bạn có cái nhìn bao quát và bò qua định hướng kinh doanh ngoài tầm với của doanh nghiệp để tránh rủi ro.

Nguồn dữ liệu để phân tích thị trường

Bạn có thể và nên sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn, từ sơ cấp đến thứ cấp. Sự đa dạng của các nguồn càng rộng, hình ảnh tổng quan xây dựng sẽ càng chi tiết và đáng tin cậy hơn. Tốt nhất là bạn nên kết hợp cả phương pháp định lượng và định tính.

Nguồn dữ liệu giúp việc phân tích dễ dàng hơn (Ảnh: Dumielauxepices)
Nguồn dữ liệu giúp việc phân tích dễ dàng hơn (Ảnh: Dumielauxepices)

Nghiên cứu sơ cấp

  • Khảo sát

Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu thị trường truyền thống và luôn hoạt động hiệu quả. Ưu điểm lớn là có thể tạo ra các câu hỏi của riêng bạn, và ở một mức độ quy mô tùy ý. Các cuộc điều tra có thể được tiến hành trực tiếp, qua điện thoại hoặc trực tuyến. SurveyMonkey có lẽ là phần mềm khảo sát trực tuyến nổi tiếng và phổ biến nhất. Các công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp có thể tiến hành khảo sát qua điện thoại hoặc trực tiếp.

Mỗi phương pháp đều có đặc điểm riêng, và cần được tính toán và phân tích dữ liệu. Khảo sát có thể giúp cung cấp thông tin chi tiết định lượng để phân tích thị trường, hiểu được quan điểm của người tiêu dùng trên quy mô lớn hơn.

  • Hội thảo và nhóm tập trung

Đưa các nhóm khách hàng khác nhau tới cùng hội thảo có thể mang lại Insight khách hàng chất lượng vào trong nghiên cứu. Việc đặt câu hỏi mở cho phép bạn có được nhận thức sâu hơn, thu thập được nhiều ý kiến ​​và phản hồi, cảm xúc đối với thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Gần đây, Twitter đã đưa ra một dịch vụ giúp biến 12.000 người dùng thành một bảng nghiên cứu nhanh chóng, cho phép các thương hiệu đánh giá xem mặt cắt ngang của người tiêu dùng nghĩ gì về một vấn đề cụ thể. Dịch vụ này cung cấp Insights về nhóm tập trung rất nhanh và không sử dụng cùng một lượng tài nguyên.

  • Nhân viên

Nhóm nhân viên thường xuyên phải gặp gỡ khách hàng luôn có những thông tin, insight về khách hàng và những gì khách hàng nghĩ về thương hiệu của bạn. Nhân viên bán hàng, Account, trợ lý cửa hàng và nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ có những câu chuyện, góc nhìn mà từ đó, bạn có thể bổ sung cho nghiên cứu định tính của mình.

  • CRM và dữ liệu bán hàng

CRM và dữ liệu bán hàng sẽ giúp bạn xác định một số yếu tố trong nghiên cứu. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải biết rằng bản chất của việc này hướng vào khách hàng chứ không phải là thị trường. Tuy nhiên, việc này có thể dùng để xem xét tăng trưởng thương hiệu và tăng trưởng thị trường trong bối cảnh. Nhân khẩu học, xác suất, các yếu tố thành công và các kênh phân phối có thể được hiểu rõ hơn bởi các dữ liệu này.

  • Mạng xã hội

Một sức mạnh lớn của dữ liệu xã hội là chúng cung cấp sự linh hoạt, một phần bằng cách cho phép chia nhỏ dữ liệu thông qua phân đoạn. Phân tích cạnh tranh là có thể đạt được thông qua một loạt các kỹ thuật, bao gồm cả đo lường Share of voice (tỉ lệ phần trăm của một nhãn hiệu trong một loại sản phẩm cụ thể so với các nhãn hiệu khác cùng chủng loại).

Việc khám phá các chủ đề thịnh hành có liên quan không chỉ giúp bạn hiểu được hướng đi của thị trường mà còn giúp bạn hiểu được phân khúc nào đang thúc đẩy xu hướng nào. Nghiên cứu truyền thông xã hội có thể cung cấp thông tin về các nhóm đối tượng khác nhau: các phân đoạn nhân khẩu học, tâm lý học, địa lý và phân khúc đối tượng, tự động hoặc thủ công.

Lắng nghe sự đối thoại từ cả thương hiệu và thị trường có thể giúp bạn hiểu được khán giả đang tập trung ở kênh nào. Mặc dù đây không phải là sự trợ giúp trong việc phân phối sản phẩm một cách vật lý, nhưng chúng rất hữu ích để tối đa hóa phân phối nội dung và tìm kiếm các kênh chưa xác định.

Nghiên cứu thứ cấp

Nghiên cứu thứ cấp bao gồm các nghiên cứu công khai sẵn có. Các công ty tư vấn hoặc nghiên cứu có thể đã xuất bản dữ liệu ngành hoặc bảng khảo sát giúp ích cho việc phân tích thị trường của bạn mà không nhất thiết phải trả lời từng câu hỏi cụ thể.

Mặc dù có nhiều hạn chế, nhưng nghiên cứu thứ cấp lại rất hữu ích cho một cái nhìn tổng quan cho một ngành công nghiệp. Vì là công ty nghiên cứu nên các khảo sát, báo cáo của họ có quy mô người trả lời rất lớn, điều mà các thương hiệu khó tự làm được. Sử dụng loại nghiên cứu này sẽ cung cấp bối cảnh cho nghiên cứu thứ cấp của bạn.

Việc hiểu và phân tích thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định khu vực nào cần cải thiện, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì, đồng thời cung cấp kiến ​​thức về khách hàng và khách hàng tiềm năng sẽ cải thiện công việc Marketing của bạn.

Kết

Hiểu rõ thị trường cũng như định nghĩa phân tích thị trường là gì chính là một yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Tuy nhiên, phân tích thị trường không hề đơn giản. Nhiều doanh nghiệp đã chi rất nhiều tiền chỉ để phân tích thị trường. Nhưng đừng thế mà nản, bạn chỉ càn nắm bắt được phương pháp nghiên cứu và có các chiến thức chuyên sâu thì sẽ có thể làm chủ thị trường.


Đam mê viết lách tại marketing24h.vn và rất thích marketing. Đặc biệt chưa có người yêu _ _!