Các doanh nghiệp luôn tự hỏi rằng, bước tiếp theo để truyền tải chiến lược marketing của mình đến người tiêu dùng sao cho hiệu quả. Các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong thành công của một chiến lược. Vậy phương tiện truyền thông là gì, có bao nhiêu loại phương tiện truyền thông và chúng có ưu, nhược điểm nào?
Nội dung
Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin, đây được xem là một dạng tương tác xã hội mà trong đó có tối thiểu hai tác nhân tương tác với nhau. Nó giúp chia sẻ tín hiệu và quy tắc ở dạng đơn giản, thông tin sẽ được truyền từ người gửi đến người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu và nắm bắt được ý nghĩa lời của người khác nói.
>>>Xem thêm: Truyền thông nội bộ là gì? Bí quyết phát triển truyền thông hiệu quả
Phương tiện truyền thông đề cập đến các phương thức cụ thể để doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích truyền tải thông điệp, nội dung một chiến lược marketing. Những phương tiện truyền thông nhắm đến những đối tượng khách hàng mục tiêu để thúc đẩy bán hàng, tăng doanh số, tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Có thể nói, một chiến dịch marketing thành công hay không phụ thuộc nhiều vào kênh mà doanh nghiệp khai thác, các phương tiện truyền thông phù hợp với hoàn cảnh giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu lại phản hồi tích cực từ khách hàng của mình.
Hiện nay có nhiều phương tiện truyền thông vận dụng tất cả kỹ năng sẵn có, phát huy khả năng để truyền tải thông tin hiệu quả và chính xác đến với người tiêu dùng. Các phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay là:
>>>Xem thêm: Media là gì? Những kênh media mới trong thời đại công nghệ số
Sau khi biết được bản chất phương tiện truyền thông là gì và các loại hình truyền thống của nó, sau đây là phần phân tích chuyên sâu xem những ưu và nhược điểm của các kênh truyền thông hiện nay.
Đây là một dạng quảng cáo trên các website, Google Search, các diễn đàn… Vì internet có lượng người dùng đông đảo nên việc khai thác những tài nguyên ở đây này sẽ đem lại hiệu quả vô cùng lớn. Hiệu quả từ việc sử dụng phương tiện truyền thông này dễ dàng đo lường được. Lượng khách hàng tiềm năng ngày càng tăng lên và chủ yếu tập trung trên internet. Vì thế, quảng cáo trên internet là một công cụ tuyệt vời cho mọi doanh nghiệp muốn khai thác mảnh đất màu mỡ này.
Sử dụng quảng cáo trên internet vẫn còn nhiều bất cập, một trong số đó là sự tràn lan của những thông tin chưa được xác thực. Điều này làm hạn chế việc tiếp cận thông tin của người dùng với những quảng cáo của bạn. Hơn nữa, phương tiện truyền thông này đôi khi khiến cho khách hàng cảm thấy phiền phức.
Quảng cáo trên báo chí là một phương tiện truyền thông xuất hiện từ rất lâu rồi, chính xác là từ thế kỷ trước. Doanh nghiệp biến đến báo chí như là một phương tiện truyền thông với chi phí rẻ và có độ tin cậy từ công chúng, dễ dàng tiếp cận khách hàng. Một lợi ích nữa mà báo chí đem lại là độ phủ sóng cao và được công chúng biết đến một cách rộng rãi, chính điều này là những ưu điểm để báo chí trở thành phương tiện truyền thông “cũ mà chất”.
Chi phí rẻ đôi khi cũng là con dao hai lưỡi đối với thương hiệu. Số lượng quảng cáo quá nhiều dẫn đến người đọc dễ bị lạc trong ma trận thông tin quảng cáo được các tờ báo tạo nên. Đôi khi độc giả sẽ lướt qua quảng cáo đó hoặc chỉ lướt phần tiêu đề rồi bỏ qua nội dung bên dưới. Chính vì vậy cần tạo Title hấn dẫn ngay từ đầu sẽ dễ gây ấn tượng với người đọc hơn.
>>>Xem thêm: PR là gì? Mách bạn các bước xây dựng chiến dịch PR hiệu quả
Khi đặt câu hỏi phương tiện truyền thông là gì thì có lẽ chiếc TV sẽ xuất hiện trong ý nghĩ đầu tiên. Đây là một phát minh vĩ đại của thế kỷ 20 khi nó ra đời và phát triển thành một công cụ truyền thông đầy sức mạnh. Tính trực quan, sinh động giúp khán giả dễ dàng bị thu hút hơn, từ đó khách hàng sẽ dễ ghi nhớ về thương hiệu của bạn.
Hơn nữa truyền hình còn có lượng người xem vô cùng lớn với 90% dân số Việt Nam thường xuyên theo dõi các chương trình trên màn ảnh nhỏ. Truyền hình tạo được sự chú ý, gây hiệu quả mạnh và tác động đến nhiều đối tượng, giúp gia tăng tỉ lệ chuyển đổi. Và điều quan trọng là TV (truyền hình) còn được coi là một phương tiện truyền thông chính thống.
Chắc hẳn chi phí bỏ ra đắt đỏ là nhược điểm lớn nhất của phương tiện truyền thông này, nó không phù hợp với chiến lược marketing của những doanh nghiệp có kinh phí hạn hẹp. Những quảng cáo cũng có thể gây khó chịu với người xem vì có rất nhiều quảng cáo phát đi phát lại trong ngày, sự lặp lại nhàm chán đó sẽ khiến phản tác dụng với khán giả. Vì vậy, hãy sử dụng một cách linh hoạt để có thể biến truyền hình trở thành công cụ truyền thông đắc lực cho doanh nghiệp của mình.
>>>Xem thêm: Advertising là gì? Những loại hình quảng cáo trên thị trường hiện nay
Mạng xã hội đang trở thành “ngôi sao” của làng truyền thông hiện nay. Sở hữu một kênh Social media mạnh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có được lợi thế trước các đối thủ một cách dễ dàng. Ưu điểm mạng xã hội đem lại là lượng người sử dụng vô cùng lớn và tiềm năng. Chính vì số lượng người dùng đông đảo, nhiều độ tuổi sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến với mọi đối tượng. Thêm vào đó chi phí bỏ ra cũng vô cùng rẻ, giúp doanh nghiệp phần nào tiết kiệm được ngân sách dành cho marketing.
Mạng xã hội (điển hình là Facebook) có quá nhiều tài khoản ảo (clone) và đôi khi những quảng cáo sẽ không tiếp cận được đối tượng mình mong muốn. Thông tin trên mạng xã hội cũng thường không chính thống nên khách hàng cũng dè chừng hơn so với các công cụ truyền thông khác.
>>>Xem thêm: Report là gì? Các bước để báo cáo nội dung xấu trên các nền tảng mạng xã hội
Hiệu quả tác động cao nhất so với những phương tiện khác. Do bạn có cơ hội trực tiếp trao đổi với khách hàng nên sẽ giới thiệu được chi tiết về sản phẩm/dịch vụ và tìm hiểu được chính xác nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng mối quan hệ và chiếm được thiện cảm của khách hàng hoặc có thể bán được sản phẩm ngay thời điểm đó. Trong trường hợp này, khách hàng thường trả lời rất chính xác nhu cầu và mong muốn của họ, qua đó bạn có thể chuẩn bị cho các bước bán hàng tiếp theo.
Chi phí khá đắt, chỉ tiếp cận được một số ít khách hàng và có thể làm mất thời gian của khách hàng dẫn đến việc khách hàng có ác cảm. Bạn cần tính toán thời gian nào là phù hợp với từng ngành nghề, từng khách hàng và hỏi ý kiến trước khi trao đổi.
Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Indonesia đứng trong top 10 thế giới khi nói đến việc xem trực tiếp các chương trình phim ảnh gắn với phương tiện truyền thông xã hội. Trong thực tế, 77% người Indonesia cho biết họ thích xem chương trình phim ảnh trực tiếp có gắn kết với phương tiện truyền thông xã hội, tiếp theo là Philippines và Việt Nam (76%).
Việc sở hữu các thiết bị kết nối trong khu vực Đông Nam Á tiếp tục tăng tỷ lệ thuận với việc sở hữu từ 2 thiết bị trở lên, tỷ lệ sở hữu này thuộc hàng cao nhất thế giới. Philippines đứng thứ nhất với việc vừa lướt internet vừa xem các chương trình phim ảnh (77%), tiếp theo là Thái Lan, Việt Nam (76%), Indonesia (70%). Tương tự như vậy, người Philippines là những người rất thích giao tiếp với người khác thông qua phương tiện truyền thông xã hội trong khi xem chương trình phim ảnh, tiếp theo là Thái Lan, Việt Nam sau đó tới Indonesia.
Chính sự gia tăng về số lượng các phương tiện truyền thông buộc các doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ phương tiện truyền thông là gì để áp dụng cho chiến lược marketing của mình. Việt Nam có số người sử dụng phương tiện truyền thông thuộc top đầu toàn cầu, điều này là yếu tố khiến các doanh nghiệp chú trọng hơn để biến nó thành một lợi thế cho mình. Hơn nữa, Đông Nam Á là một thị trường tiềm năng, các doanh nghiệp Việt cũng nên tận dụng cơ hội để mở rộng những chiến lược marketing và vươn tầm ảnh hưởng ra ngoài biên giới.
>>>Xem thêm: Top 11 Mạng xã hội lớn nhất Việt Nam và thế giới
Hiện nay có nhiều cơ hội cho các công ty truyền thông, các nhà quảng cáo tiếp cận và tương tác với khán giả. Và điều được quan tâm hơn bao giờ hết là làm thế nào để hiểu và khai thác các thói quen sử dụng phương tiện truyền thông đang thay đổi rất nhanh chóng. Hiểu rõ về phương tiện truyền thông là gì sẽ là lợi thế để giúp doanh nghiệp chọn đúng kênh để nhắm đúng nhóm khách hàng mục tiêu. Xu thế con người sống trong môi trường số thì phương tiện truyền thông là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp tăng cường độ phủ và thúc đẩy doanh số bán hàng.
>>>Xem thêm: Sales Executive là gì? Những kỹ năng cần nắm vững của một Sales Executive