Plugin là gì? TOP 10 Plugin WordPress không thể bỏ qua

Ngày đăng: 04/10/2021

Plugin là gìPlugin WordPress là gì chính là 2 trong số nhiều câu hỏi liên quan tới chủ đề Plugin mà chúng tôi nhận được. Với những người làm nội dung trên nền tảng website, chắc hẳn không còn xa lạ gì với cái tên WordPress. Trong đó, Plugin là một tính năng thường được đi kèm với WordPress và hay xuất hiện trong các bài viết hướng dẫn về nền tảng này. Tuy vậy cũng có rất nhiều người chưa thể hiểu rõ định nghĩa Plugin là gì? Có thể bạn đã từng một lần cài đặt Plugin thế nhưng lại không biết chắc công dụng của nó có chức năng gì.

Plugin là gì? TOP 10 Plugin WordPress không thể bỏ qua
Plugin là gì? TOP 10 Plugin WordPress không thể bỏ qua

Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm Plugin là gì cũng như các thông tin liên quan đến nó thì trong bài viết này, hãy cùng Marketing24h tìm hiểu chi tiết về Plugin và Plugin WordPress là gì, cũng như cách cài đặt Plugin trên WordPress và tác dụng của Plugin đối với website nhé.

Plugin là gì?

Trước hết, phải hiểu Plugin là đoạn code được tạo ra để đưa (Plug) vào trong đoạn code gốc của WordPress website. Hiểu đơn giản, Plugin giống như tiện ích mở rộng của website, là công cụ hỗ trợ cho sự phát triển của website trên WordPress. Trong đó, mỗi loại Plugin sẽ sở hữu một công dụng và chức năng riêng và nó được phát triển bởi bên thứ 3 (theo tiêu chuẩn công nghệ thông tin). 

>> Xem thêm: WordPress là gì

Định nghĩa Plugin là gì? Plugin nghĩa là gì? (Nguồn: topITworks)
Định nghĩa Plugin là gì? Plugin nghĩa là gì? (Nguồn: topITworks)

Tại sao cần cài đặt Plugin cho website WordPress?

Sau khi giải nghĩa Plugin là gì, có thể hiểu Plugin như một sự bổ sung sức mạnh cho WordPress vậy. Thông thường, muốn bổ sung tính năng cho website của mình thì bạn phải chỉnh sửa trực tiếp mã nguồn gốc của WordPress và điều này không hề đơn giản chút nào, vừa tốn thời gian lại vừa đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm về lập trình.

Thay vào đó, Plugin là đoạn code đã được viết sẵn, bạn chỉ cần tải chúng về về “chèn” chúng vào phần code gốc của WordPress để sử dụng, cũng như dễ dàng gỡ bỏ khi không còn nhu cầu. Hơn nữa, số lượng Plugin có sẵn hiện nay là nhiều vô kể, bạn có thể thoải mái lựa chọn Plugin phù hợp với nhu cầu của mình và gắn vào trong website WordPress. 

Nói đơn giản, bạn muốn website của mình sở hữu thật nhiều tính năng thú vị và tiện lợi cho khách truy cập thì không thể không cài đặt Plugin. Bạn muốn SEO cho website? Bạn cần Plugin. Bạn muốn tạo Popup trên website? Bạn cũng cần Plugin. Sử dụng Plugin một cách thông minh không chỉ giúp bạn cải thiện được tính năng và trải nghiệm cho website, nó còn giúp cải thiện hiệu suất làm việc của bạn, công việc giờ đây sẽ được xử lý nhanh hơn, hiệu quả hơn. 

10 Plugin cho website WordPress không thể thiếu

Dù số lượng Plugin có hiện nay là rất nhiều và không thể đếm được, tuy nhiên khi làm website thì bạn nên biết rõ Plugin là gì và sử dụng những Plugin phổ biến sau:

Dưới đây là top 10 plugin WordPress phổ biến các webmaster nên tham khảo (một số plugin gần như là PHẢI CÓ)

1 – Yoast SEO – plugin wordpress hữu dụng nhất cho SEO

Với việc các website ngày này đang ngày càng cần được chuẩn hóa SEO để tối ưu hơn với các công cụ tìm kiếm thì Yoast SEO chính là giải pháp phù hợp dành cho bạn. Yoast SEO sẽ tích hợp chức năng thông báo trạng thái của website hay bài post liệu có đạt chuẩn SEO hay không. Người viết chỉ cần chỉnh sửa lại bố cục bài viết của mình để đạt được yêu cầu SEO mà Yoast SEO đề ra là đã thành công.

>> Xem thêm: Yoast SEO là gì?

Yoast SEO – plugin wordpress hữu dụng nhất cho SEO
Yoast SEO – plugin wordpress hữu dụng nhất cho SEO – Plugin là gì? Plugin WordPress là gì? (Ảnh: Internet)

2 – Google XML Sitemap

Bản chất sitemap là một XML file, được up trực tiếp lên host. Mục đích là để cho Google có thể nhận biết được cấu trúc website của bạn như thế nào. Việc tạo sitemap theo cách thông thường sẽ khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Thế nhưng với plugin Google XML Sitemap sẽ giúp bạn hoàn tất việc đó.

Google XML sitemaps
Google XML sitemaps – Plugin là gì? Plugin WordPress là gì? (Ảnh: Internet)

Google XML Sitemaps được xem là plugins để tạo sitemap tốt nhất trên nền tảng website bằng WordPress hiện nay. Việc sử dụng plugins này sẽ giúp cho các công cụ tìm kiếm: GoogleBing hay Yahoo có thể index website của bạn nhanh và tốt hơn. Sitemaps nói chung là một cấu trúc tập hợp tất cả các trang mà người dùng có thể tiếp cận được.

Google chưa hề công bố việc sử dụng sitemap có giúp cải thiện được thứ hạng của website trên trang tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm hay không. Nhưng các công cụ tìm kiếm này sẽ đánh giá cao một website có sitemap đầy đủ và cấu trúc rõ ràng. Việc sử dụng bản đồ để đi trong thành phố luôn luôn tốt hơn là không có công cụ hỗ trợ mà phải không

3 – Contact Form

Nếu bạn cần một plugin tích hợp các form để gửi email thì Contact form chính là giải pháp tuyệt vời dành cho bạn. Phiên bản mới nhất đó chính là contact form 7.

Bạn sẽ tạo được những mẫu liên hệ như thế này - Plugin là gì? (Ảnh: Internet)
Bạn sẽ tạo được những mẫu liên hệ như thế này – Plugin là gì? (Ảnh: Internet)

Form hỗ trợ Ajax-powered submitting, CAPTCHA, Bộ lọc mail Akismet của WordPress. Ưu điểm của plugin này đó là tính tiện dụng, gọn nhẹ giúp bạn có thể gửi form được hiệu quả hơn.

4 – Akismet Anti-Spam

Đây là plugin giúp bạn có thể kiểm soát được tình trạng các bình luận của bạn. Tất nhiên bạn sẽ không bao giờ muốn thấy những bình luận khiếm nhã trên trang web của mình. Và Akismet sẽ kiểm tra tra các bình luận và liên hệ qua form liên hệ (contact form) trên website của bạn rồi đối chiếu với cơ sở dữ liệu toàn cầu để bảo vệ website của bạn khỏi các nội dung độc hại, spam. Bạn có thể xem trước các bình luận spam mà Akismet bắt được tại trang “Bình luận” trong giao diện quản trị của bạn.

Plugin Akismet - Plugin là gì? (Ảnh: Internet)
Plugin Akismet – Plugin là gì? (Ảnh: Internet)

5 – WooCommerce

Nếu bạn đang có dự định phát triển website của mình thành một trang thương mại điện tử thì WooCommerce chính là plugin phù hợp dành cho bạn. WooCommerce hiện nay được xem là một trong những plug-in wordpress được thiết kế tối ưu nhất cho các website thương mại điện tử. Với những tính năng nổi bật như trang giỏ hàng, thanh toán an toàn với thẻ tín dụng, tùy chọn các phương án giao hàng,…

Plugin Woocommerce
Plugin Woocommerce – Plugin là gì? (Ảnh: Internet)

6 – WordFence Security

Đây là một plugin WordPress chuyên về bảo mật gần như tốt nhất hiện nay. Nó được sử dụng nhiều là bởi nó có những tính năng cực kỳ tốt. Đặc biệt nó có thể hạn chế được nhiều hình thức tấn công phổ biến như Local Hack, XSS, SQL Injection. Cùng với đó WordFence Security tích hợp mật khẩu 2 lớp, có khả năng tự động quét được các mã độc nguy hiểm nhất.

Wordpress Security
WordPress Security – Plugin là gì? (Ảnh: Internet)

7 – WP Super Cache

Đây là plugin giúp tăng tốc website được hiệu quả. Nó sử dụng công nghệ tạo bộ nhớ đệm cho các website nhỏ và vừa. Cụ thể là nó sử dụng phương thức HTML Cache. Điều khiến cho WP Super Cache được cộng động người dùng ưa chuộng đó chính là chúng khá dễ dàng khi sử dụng.

Wp super Cache
Wp super Cache – Plugin là gì? (Ảnh: Internet)

8 – Elementor Page Builder

Elementor Page Builder là một công cụ giúp bạn có thể tạo nên những giao diện website ấn tượng mà không cần phải sử dụng để các code cho phần front-end. Tính năng chính của Page Builder đó chính là tích hợp chức năng kéo thả các element trên website để chèn những nội dung hình ảnh theo đúng với nhu cầu.

Plugin Elementor
Plugin Elementor – Plugin là gì? (Ảnh: Internet)

Với Elementor Page Builder, bạn hoàn toàn không cần phải biết code. Bạn có thể tạo được một website từ A -> Z với Elementor, kể cả phần header và footer. Elementor sử dụng dễ dàng, khá nhanh chóng và hiệu quả lại rất cao. Page Builder cũng góp phần mang lại tốc độ tải trang nhanh chóng hơn cho website của bạn. Nếu bạn không vừa ý với một phần nào đó, bạn hoàn toàn có thể sửa trực tiếp trên website. Điều này góp phần rút ngắn được thời gian để thiết kế website hơn rất nhiều.

9 – Smush Image Compression and Optimization

Khi các website này ngày nay đang ngày càng ưa chuộng phần hình ảnh thì tất nhiên cần phải biết cách để tối ưu hình ảnh hiệu quả. Thế nhưng hình ảnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến website chậm đi.

Smush imgae Compression and Optimization
Smush imgae Compression and Optimization – Plugin là gì? (Ảnh: Internet)

Do đó chúng ta cần đến những plugin để giúp khắc phục được điều này. Và plug-in Smush Image là giải pháp giúp cho website của bạn có thể tối ưu được vấn đề hình ảnh một cách hiệu quả nhất có thể. Với Smush Image bạn có thể dễ dàng điều chỉnh kích thước hình ảnh và tối ưu nó. Từ đó cải thiện được chất lượng hình ảnh hơn cũng như giảm được kích thước file.

10 – WP Rocket

Wp Rocket
Wp Rocket – Plugin là gì? (Ảnh: Internet)

Plugin này hỗ trợ tăng tốc website WordPress của bạn được hiệu quả. Một số tính năng nổi bật của WP Rocket giúp hỗ trợ cho website của bạn đó chính là lazy load,…đem lại sự mượt mà hơn trong cách vận hành website.

Những website WordPress được tích hợp WP Rocket sẽ thấy được những công dụng của chúng thể hiện rất rõ. Bằng cách đo lường những chỉ số về pagespeed của chúng qua các công cụ như Pingdom, hay Google Speed Insight.

Cách cài đặt Plugin trên WordPress

Hiểu được khái niệm Plugin là gì và các loại Plugin phổ biến nên cài đặt hiện nay rồi thì hãy cùng xem cách cài plugin cho wordpress như thế nào nhé. Để cài đặt Plugin trên WordPress có 3 cách khác nhau, tùy vào tình hình cũng như khả năng của bạn. Trong bài viết này, Marketing24h sẽ giới thiệu đến bạn đọc cả ba cách cài đặt Plugin.

Cách 1: Cài đặt trực tiếp từ thư viện Plugin của WordPress (WordPress directory)

Trước khi bắt đầu, bạn cần đăng nhập vào tài khoản Administrator trên website WordPress. Kho Plugin lên tới gần 50,000 loại khác nhau và chúng hoàn toàn miễn phí. Bạn chỉ cần truy cập vào địa chỉ: https://wordpress.org/plugins/ hoặc tải trực tiếp qua CMS WordPress như hình dưới đây:

Plugin WordPress là gì? Cài đặt plugin trên wordpress (Nguồn: Hostinger)
Plugin WordPress là gì? Cài đặt plugin trên wordpress (Nguồn: Hostinger)

Bạn có thể gõ vào thanh tìm kiếm từ khóa của Plugin mà bạn muốn tìm và kết quả sẽ hiển thị ở phần bên dưới. Giờ nhiệm vụ của bạn chỉ là nhấp vào nút Cài đặt (Install Now) kế bên Plugin là xong. Lưu ý rằng, Plugin mà bạn vừa cài đặt sẽ mặc định ở trạng thái vô hiệu. Vậy nên bạn cần phải kích hoạt thì Plugin đó mới đi vào hoạt động.

Kích hoạt plugin hỗ trợ truyền thông (Ảnh: Internet)
Kích hoạt plugin hỗ trợ truyền thông – Plugin là gì (Ảnh: Internet)

Cách 2: Cài đặt thủ công từ file Plugin

Dù WordPress directory là kho thư viện Plugin khổng lồ tuy nhiên đó không phải nơi duy nhất để bạn tải Plugin. Có rất nhiều Plugin directory khác ở trên mạng và chúng thường là premium, có nghĩa bạn phải trả phí cho tác giả để có thể tải chúng về và sử dụng. Ví dụ như trang web CodeCanyon có hơn 4,000 Plugin trả phí. Khác với cách 1, sau khi bạn tải Plugin từ các nguồn khác thì chúng sẽ nằm trong máy tính của bạn dưới định dạng file “.zip”. 

Lỗi plugin là gì? Cài đặt thủ công Plugin (Nguồn: Internet)
Lỗi plugin là gì? Cài đặt thủ công Plugin (Nguồn: Internet)

Để cài đặt Plugin thì bạn cần tải nó lên WordPress của mình. Đầu tiên, chuyển tới mục Plugins trên CMS WordPress và nhấn nút Add New. Chọn Upload Plugin và lựa chọn file Plugin mà bạn vừa tải về

Upload Plugin – viết plugin cho wordpress (Nguồn: WonderPlugin)
Upload Plugin – viết plugin cho wordpress (Nguồn: WonderPlugin)

Tương tự như cách 1, sau khi bạn cài đặt thì cần phải kích hoạt Plugin này để nó đi vào hoạt động.

Cách 3: Cài đặt Plugin bằng cách sử dụng FTP

Hiểu đơn giản, bạn sẽ tải lên toàn bộ Plugin qua FTP client. Tuy nhiên đây là cách phức tạp nhất vì bạn cần có kiến thức về sử dụng FTP. Bạn chỉ nên sử dụng cách này nếu không thể cài Plugin qua tài khoản Administrator trên CMS, hoặc do nhà cung cấp hosting của bạn giới hạn PHP upload size.  

Những lưu ý khi cài đặt Plugin là gì?

Như đã giới thiệu ở trên, dù việc cài đặt Plugin không quá phức tạp tuy nhiên bạn vẫn cần phải hiểu được Plugin là gì và lưu ý một vài điều sau trước khi cài đặt bất kỳ Plugin nào:

  • Nắm rõ được nhu cầu của website, từ đó tìm được Plugin phù hợp để cài đặt. Tránh việc cài hết Plugin để website sở hữu thật nhiều tính năng trong khi không cần thiết, việc này vừa gây mất thời gian cho bạn, vừa không mang lại nhiều hiệu quả, đôi khi còn gây “rối” cho website của bạn.
  • Tìm các Plugin được khuyên dùng trên Internet. Dù bạn đã biết website của mình cần Plugin gì, tuy nhiên sẽ có rất nhiều Plugin khác nhau cùng sở hữu tính năng đó. Vậy nên hãy tìm hiểu để biết được Plugin nào có ích nhất trước khi cài đặt.
  • Kiểm tra độ tương thích giữa Plugin và phiên bản của WordPress cũng như theme của bạn. Không phải Plugin nào cũng như nhau, sẽ có những cái không hỗ trợ phiên bản của WordPress bạn đang sử dụng (mới hơn hoặc cũ hơn). Đồng thời, nếu theme của bạn không hỗ trợ Plugin thì khi cài, website sẽ gặp lỗi nghiêm trọng nên cần hết sức lưu ý.

Một số câu hỏi thường gặp về Plugin

Những kiến thức quan trọng ở trên chắc hẳn phần nào cũng đã giúp các bạn nắm rõ được Plugin là gì. Sau khi đã nắm được những điều cơ bản thì chắc sẽ có những thắc mắc từ các bạn phải không nào?. Dưới đây là một số câu hỏi mà người dùng thường gặp phải khi sử dụng các Plugin:

1. Tôi không thể cài đặt được plugin trên blog WordPress?

Có thể bạn đang sử dụng WordPress.com. Hãy thử cài đặt với các web WordPress.org.

2. Nên sử dụng bao nhiêu plugin cho một website?

Nhiều người nghĩ càng nhiều Plugin sẽ làm website của họ chậm hơn. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, nguyên nhân là bởi một số plugin được code không tốt đã làm điều đó. Bởi vậy, cài bao nhiêu cũng được miễn đó là những plugin tốt, phù hợp với trang web của bạn.

3. Làm sao để lựa chọn giữa plugin miễn phí và trả phí?

Hiện nay, có hàng ngàn plugin miễn phí dành cho người dùng. Bạn có thể lựa chọn một trong những Plugin miễn phí đó có đầy đủ tính năng tương tự như các plugin trả phí nếu nó hoạt động hiệu quả. Đây là các giúp bạn tiết kiệm chi phí khi xây dựng website trên WordPress.

4. Sử dụng plugin miễn phí có được hỗ trợ không?

Đa số các plugin miễn phí sẽ không được nhà cung cấp hỗ trợ. Các bạn nếu sử dụng plugin miễn phí có thể thông qua các diễn đàn hỗ trợ WordPress chính thức để được tư vấn và giúp đỡ.

Tiện ích trên trình duyệt là gì

Có một phần về Plugin mà chúng tôi chưa nhắc đến khi các bạn tìm hiểu về Plugin là gì đó là tiện ích trên trình duyệt. Tiện ích hay plugin trên trình duyệt cũng được xem như một phần mềm bổ sung các tính năng đặc biệt giúp trải nghiệm người dùng được tăng lên. Hiện nay tiện ích trình duyệt sẽ được chia làm 2 loại đó là:

  • Themes – Tiện ích chủ đề: Có thể thay đổi giao diện của trình duyệt.
  • Extensions – Tiện ích mở rộng: Giúp bạn có thể thêm tính năng đặc biệt cho trình duyệt.

Các plugin này đều được những nhà phát triển như Google hoặc những nhà phát triển khác đăng tải lên kho ứng dụng chung có tên Chrome Web Store để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và cài đặt cho trình duyệt của mình bất cứ lúc nào họ muốn. Hiện nay, plugin cung cấp trên Chrome Web Store có thể dùng chung cho ứng dụng Chrome và Cốc Cốc.

Hướng dẫn gỡ cài đặt tiện ích trên trình duyệt (Plugin trình duyệt)

Các tiện ích sau khi đã được cài đặt sẽ nằm trong một khu vực riêng giúp bạn quản lý cũng như xóa bỏ khi không muốn sử dụng.

Viết plugin là gì trên trình duyệt? Plugin trong Sketchup là gì? Cách gỡ tiện ích trên trình duyệt
Viết plugin là gì trên trình duyệt? Plugin trong Sketchup là gì? Cách gỡ tiện ích trên trình duyệt (Ảnh: Internet)

1. Đối với trình duyệt Chrome

Các bạn truy cập vào liên kết bên dưới để tới nhanh trang quản lý tiện ích:

  • chrome://extensions

2. Đối với trình duyệt Coccoc

Các bạn truy cập vào liên kết bên dưới để tới nhanh trang quản lý tiện ích:

  • coccoc://extensions

Sau đó bạn có thể chọn vào nút xóa sau đó xác nhận để có thể gỡ tiện ích không sử dụng nữa. Còn nếu bạn không thấy nút xóa thì chắc hẳn đấy là tiện ích được nhà phát triển cài đặt và nó không thể xóa.

>> Xem thêm: Template là gì

Lời kết

Qua đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những thông tin hết sức thú vị về khái niệm Plugin là gì và những lợi ích mà nó đem lại trong WordPess. Đối với những người mới bắt đầu làm quen với WordPress thì chắc hẳn những kiến thức cơ bản về Plugin là vô cùng cần thiết để có thể xây dựng được website chất lượng sau này. Mong rằng, sau khi các bạn đã hiểu được Plugin là gì các bạn có thể tự mình cài đặt để bổ sung sức mạnh cho website của mình. Chúc các bạn thành công.


Đam mê viết lách tại marketing24h.vn và rất thích marketing. Đặc biệt chưa có người yêu _ _!