POS là một thuật ngữ khá phổ biến trong giới kinh doanh đặc biệt là các cửa hàng bán lẻ và dịch vụ. Việc khéo léo ứng dụng POS trong bán hàng sẽ mang đến những trải nghiệm chuyên nghiệp cho khách hàng tại cửa hàng của bạn đồng thời cũng góp phần mang lại doanh thu lớn từ sự tiện lợi của POS và việc áp dụng POS trong xúc tiến bán. Cùng Marketing24h tìm hiểu POS là gì và những lợi ích của POS trong bài viết dưới đây.
Nội dung
POS là thuật ngữ viết tắt của Point Of Sales, dùng để chỉ các điểm phân phối hàng hoá (điểm bán lẻ) như cửa hàng tạp hoá, chuỗi cửa hàng thời trang, nhà hàng,… Mỗi POS luôn có một hệ thống hoặc công cụ ghi nhận lại các giao dịch nhằm phản ánh lượng tiền mặt và hàng hoá ra vào trong một khoảng thời gian nhất định như sổ tay, tập tin Excel hoặc cao cấp hơn là các loại máy tính tiền, phần mềm theo dõi bán hàng (phần mềm POS).
Hiện nay thuật ngữ POS là gì không còn quá xa lạ và nó không chỉ dừng lại ở nghĩa “điểm bán lẻ” mà còn được nhắc đến là một hệ thống hỗ trợ bán hàng tại các điểm bán lẻ. Việc trang bị và áp dụng hệ thống máy tính tiền hoặc phần mềm POS sẽ giúp các chủ doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hàng hoá và tiền mặt; hạn chế thất thoát hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm và thanh toán của khách hàng một cách nhanh gọn, hiệu quả và chuyên nghiệp.
Xuất hiện vào đầu thế kỉ 20 và được phát triển nhanh chóng trong những năm sau đó. Khi mà các chủ cửa hàng nhận ra rằng phương pháp ghi chép truyền thống bằng giấy bút tốn nhiều thời gian mà lại thiếu chính xác và tạo ra nhiều lỗ hổng trong quy trình quản lý khiến cho việc quản lý các cơ sở kinh doanh trở nên cực kì khó khăn, từ đầu những năm 90, các chủ cửa hàng đã bắt đầu chuyển sang sử dụng các máy tính tiền để giúp cho việc buôn bán và quản lý của họ trở nên dễ dàng hơn.
Qua một quãng thời gian dài phát triển, từ những máy POS chỉ phục vụ cho việc tính tiền đơn giản, cho đến cả một hệ thống POS có thể quản lý và giúp tối ưu các quy trình bán hàng hằng ngày, với khả năng quản lý quản lý kho và nguyên vật liệu thậm chí còn giúp đào sâu vào marketing và insight khách hàng, hệ thống POS mà chúng ta thường gọi ngày nay đã tạo nên một bề dày lịch sử riêng cho chính nó và chiếm lấy một chỗ đứng không thể thiếu cho sự phát triển của các thương hiệu lớn trong ngành F&B.
Đối với đơn vị chấp nhận thẻ
Đối với khách hàng
POS chấp nhận thanh toán mọi loại thẻ nội địa và quốc tế trong liên minh Napas, tạo điều kiện cho người dùng giao dịch mua bán mà không cần mang theo tiền mặt, tránh hạn chế được những mất mát, rủi ro. Giao dịch qua thẻ nhanh chóng, tiện lợi, độ bảo mật cao, phù hợp với xu thế thanh toán không dùng tiền mặt.
Phần mềm tính tiền đơn giản là một phần mềm dùng để tính tiền khi khách mua hàng. Nếu như phần mềm POS có nhiều chức năng thì phần mềm tính tiền chỉ có mục đích duy nhất là tính tiền mà thôi. Phần mềm tính tiền chính là sự thay thế cho hình thức tính tiền truyền thống (việc tính tiền bằng giấy hoặc tính nhẩm), sau thời gian đó là sự phổ biến của máy tính bỏ túi casio.
Ngày nay, do sự đổi mới về quản lý và số lượng giao dịch mỗi ngày đường tăng lên thì người dùng cần có một phần mềm có các chức năng như tồn kho, công nợ, nhập xuất hàng. Dù cho phần mềm tính tiền là tên gọi quen thuộc nhưng nó chỉ nói lên một chức năng trong nhiều chắc năng của phần mềm POS mà thôi.
Máy POS là 1 thiết bị dùng để tính tiền, lưu trữ số liệu bán hàng, có thể kết hợp với các loại thiết bị như máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn bán lẻ, máy thanh toán bằng thẻ tín dụng… Máy POS ngày càng được nhiều công ty, cửa hàng bán lẻ sử dụng bởi lẽ:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ưu điểm phần mềm pos là gì? Hệ thống dạng này rất phát triển trong những năm gần đây, để cài đặt phần mềm POS trên máy tính, bạn sẽ phải mua 1 gói phần mềm và tiến hành cài đặt trên thiết bị của bạn.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Là một dạng dịch vụ mới xuất hiện gần đây, có thể được coi là cải tiến và bắt kịp xu hướng kinh doanh bán lẻ nở rộ trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Tại thị trường nước ngoài, web-based POS đã trở nên phổ biến để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán điện tử và kết nối trực tuyến.
Để sử dụng triển khai hệ thống này cần trung bình khoảng 30 triệu đồng trong đó máy tính tiền từ 10 – 15 triệu, máy đọc mã vạch 2 – triệu, máy in hóa đơn 5 triệu, két tiền 2 triệu và các thiết bị khác.
Chi phí cho 1 máy chủ đã mua phần mềm cài đặt là khoảng 4 triệu đồng. Ngoài ra còn chi phí để lắp đặt máy in hóa đơn, máy quét mã vạch,… Và tổng số tiền doanh nghiệp phải chi sẽ rơi vào khoảng 15 triệu.
Có rất nhiều gói khác nhau và giá sẽ thay đổi linh hoạt theo nhu cầu người dùng nhưng chỉ rơi vào khoảng dưới 1 triệu đồng. Ngoài ra thì doanh nghiệp cần chi thêm chi phí internet, chi phí mua máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn để hỗ trợ bán hàng.
Mặc dù nguy cơ bị lộ thông tin thẻ thanh toán khi giao dịch qua POS thấp, nhưng bạn vẫn cần phải cẩn thận chú ý những điểm sau khi thanh toán qua POS:
Xin lưu ý khi đi thanh toán tại các cửa hàng dịch vụ, nếu họ thu phí khi bạn thanh toán qua POS thì đó là hoàn toàn sai phạm, vì nguyên tắc là không được phép thu của khách hàng. Nếu có sai phạm, hãy báo lại với ngân hàng phát hành thẻ ATM của bạn kèm theo hóa đơn làm chứng cứ để xử lý.
Thanh toán bằng thẻ ATM qua máy POS rất an toàn và được khuyến khích sử dụng, tránh được những rủi ro về mất tiền hay tiền giả khi thanh toán tiền mặt, hướng đến tương lai thanh toán bằng thẻ.
>> Có thể bạn quan tâm: Mã OTP là gì
Hiện nay bạn có thể thấy hệ thống POS ở bất cứ cửa hàng nào thậm chí một cửa hàng có thể có nhiều POS khác nhau. Nhìn vào cấu trúc của một hệ thống POS ta có thể hiểu được vì sao POS có thể nâng cao khả năng quản lý bán hàng như vậy:
Phần mềm cho phép cập nhật về số lượng hàng hoá xuất, nhập, hàng tồn kho mọi thời điểm, cũng như theo dõi tình hình doanh thu, công nợ đối với từng khách hàng. Thay vì phải tiến hành cộng trừ các con số thì hệ thống tự động cập nhật với từng nghiệp vụ bán hàng, quản lý kho phát sinh theo thời gian thực trên phần mềm.
Thậm chí nhà quản lý có thể theo dõi tình hình kinh doanh của chuỗi nhiều cửa hàng cùng lúc và có thể quản lý từ xa qua máy tính bảng hay smartphone. Nhờ đó mà các nhà quản lý có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động đầu tư khác.
Các thiết bị bao gồm: Máy đọc mã vạch phục vụ việc quét mã hàng bán; máy in hoá đơn được kết nối với phần mềm, máy tính bảng bán hàng mang lại tính chuyên nghiệp cao cho cửa hàng. Thông qua đó, tính minh bạch về giá cả hàng hoá cũng như dịch vụ đối với khách hàng cũng được thể hiện rõ ràng.
Hiện nay, thông qua hệ thống quét mã vạch kết hợp với phần mềm bán hàng của POS, vô vàn những mã code giảm giá, tích điểm tại cửa hàng đã được các ngành hàng áp dụng trong chiến dịch Marketing của mình với mục tiêu khuyến khích mua. Vì vậy lợi ích của POS không chỉ dừng lại ở quản lý bán hàng mà còn góp phần vào thành công của các chiến dịch Marketing.
>> Xem thêm: PayPal là gì
Thực chất, xu thế của pos không cố định vì nó còn phụ thuộc vào nhu cầu của từng cửa hàng, doanh nghiệp. Nếu bạn quan tâm tới bảo mật và có nhu cầu tự quản lý cũng như bảo mật thông tin của mình cũng như tạo nên sự chuyên nghiệp thì có thể trang bị cho mình một máy POS offline.
Kết
Khái niệm POS là gì hiện nay đã không còn quá xa lạ với những chủ doanh nghiệp đặc biệt là các chủ nhà hàng, thời trang. Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào các cửa hàng dịch vụ đã đem lại một bước tiến mới về việc trải nghiệm dịch vụ trong các nhà hàng trên khắp thế giới, đồng thời POS cũng hỗ trợ rất nhiều trong các chiến dịch Marketing xúc tiến bán của nhãn hàng.