POSM là gì? Bản chất của Marketing là làm cho sản phẩm của doanh nghiệp trở nên nổi bật trước đám đông, nhất là với những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Bộ POSM sẽ là giải pháp hữu ích nhất, giúp bạn giải quyết được vấn đề này và có thể giúp doanh số tăng lên nhiều lần. Vậy POSM là gì và nó có thể làm cho công ty nổi bật đến thế nào? Cùng theo dõi qua bài viết sau đây.
Nội dung
Về khái niệm cơ bản, POSM là viết tắt của từ Point Of Sales Metarials (thường được hiểu là vật phẩm quảng cáo tại điểm bán – POSM tại điểm bán) là tất cả những gì như vật dụng bán hàng, các nhãn hàng tiêu dùng, cửa hàng, kệ.
POSM là một phần của chiến lược truyền thông, chiến lược truyền thông là một phần của Marketing Mix và Marketing Mix là một phần của quá trình xây dựng thương hiệu. Vì vậy, POSM không đơn giản chỉ là cái kệ bày hàng.
>>>Xem thêm: Marketing mix là gì?
Một trong những câu hỏi thường gặp nhất là “làm thế nào để cho POSM hiệu quả hơn”. Thế giới POSM là một nơi thú vị và nhiều màu sắc nhất trong Marketing. Đó làm một lĩnh vực tiềm năng, nơi mà các nhà thiết kế, nhà máy in và các nhà bán lẻ đều kiếm được hàng triệu USD mỗi năm từ ngành công nghiệp POSM.
POSM không trực tiếp đem lại giá trị về doanh thu và lợi nhuận cho các nhà sản xuất mà POSM thu hút ánh nhìn của khách hàng khi lướt qua, tạo sự chú ý, hiếu kỳ và kích thích mua hàng. Tùy vào điểm bán, mục đích quảng cáo, chiến lược Marketing mà doanh nghiệp sẽ tiến hành sử dụng POSM vào mục đích và chi phí sẽ như thế nào.
Nếu đã hiểu POSM là gì, chúng ta đều biết rằng không có quy định cố định nào về định dạng, kích cỡ, chủng loại hay hình khối. Tuy nhiên, bộ POSM vẫn được sắp xếp vào từng loại cụ thể khi triển khai. Vậy bộ POSM gồm những gì? Nó có là áp phích quảng cáo, poster, ô dù, kệ trưng bày, standee, sticker… Dưới đây là một số loại POSM thường dùng hiện nay:
Đây là một vật dụng rất phổ biến trong POSM, thường xuất hiện ở hầu hết các quầy bán hàng. Điều này minh chứng cho sức mạnh truyền thông của “phụ kiện quảng cáo”. Booth có thể được sử dụng cho bất kỳ sản phẩm gì, kích thước POSM của Booth cũng vô cùng đa dạng và linh hoạt. Do đó, thiết kế Booth thực chất là việc thiết kế POSM khoảng không gian trưng bày và quảng cáo sản phẩm, là các để Marketing tại điểm bán đem lại hiểu quả tốt nhất.
Wobbler giúp sản phẩm luôn tạo được sự chú ý đặc biệt với khách hàng khi sản phẩm nằm trên kệ trưng bày trong cửa hàng, siêu thị. Wobbler thường được sử dụng cho các sản phẩm như: hàng điện tử, điện lạnh, vật dụng nhà bếp…
>>>Xem thêm: Wobbler là gì?
Những biển quảng cáo Standee tại điểm bán hàng thay thế cho những phương tiện quảng cáo lỗi thời, nặng nề. Đây là điểm tối ưu dành cho doanh nghiệp và rất được ưa chuộng vì dễ di chuyển. Standee có tính cơ động, gọn gàng, chi phí thấp và dễ dàng áp dụng những thiết kế độc đáo.
Tent card trong quảng cáo thường được đặt trên bàn, kệ trưng bày nhằm PR thêm cho sản phẩm, giúp sản phẩm thu hút sự chú ý của khách hàng. Tent card được xem là một vật phẩm truyền tải thông điệp của sản phẩm, thương hiệu đến với khách hàng.
Vật dụng này thường được sử dụng khi doanh nghiệp muốn PR giới thiệu sản phẩm của công ty đến công chúng. Hanger là những tấm bảng nhỏ được thiết kế với hình ảnh bắt mắt, có móc treo, vì thế sản phẩm dễ dàng được trình bày ở bên ngoài gian hàng.
Danglers là vật dụng thiết kế được treo trên trần tại các điểm bán hàng như là trung tâm thương mại, siêu thị… Công dụng của POSM dạng này là dùng để thu hút khách hàng từ xa và từ trên cao. Nội dung trong Dangler thường là các thông tin ưu đãi, khuyến mãi, hình ảnh của sản phẩm.
Là tờ quảng cáo rời được thiết kế bắt mắt, trông khá giống với brochure. Loại POSM này có kích thước nhỏ gọn, phù hợp để những người đi mua sắm có thể cầm nắm hoặc bỏ túi. Nội dung trong một leaflet thường mang thiên hướng giới thiệu hoặc hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Các mẫu leaflet có thể trưng bày tại các kệ, tụ khuyến mãi hoặc sẽ được phát trực tiếp tại các sự kiện quảng bá sản phẩm.
Divider là loại POSM xuất hiện nhiều tại siêu thị, trung tâm thương mại. Nó được thiết kế theo kiểu bảng vẫy dọc, điều này giúp cho gian hàng hay sản phẩm được nổi bật hơn. Đa phần Divider được sử dụng rất phổ biển tại các siêu thị vì nó không bị chiếm nhiều diện tích di chuyển của những người đi mua sắm.
Những ấn phẩm quảng cáo truyền thống Poster khá phổ biến hiện nay. Poster có kích thước phổ biến là 40*50cm, 60*70cm, sao cho phù hợp nhất khi dán lên kệ tủ, tường hay cửa sổ… Thông thường, Poster sẽ được sử dụng nhiều tại các cửa hàng, điểm bán có diện tích nhỏ như cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tiện lợi, quầy bán lẻ di động…
Tester được hiểu là mẫu thử sản phẩm, được thiết kế với kích thước nhỏ hơn hoặc bằng sản phẩm chính và trưng bày chủ yếu tại các dòng sản phẩm có mùi hương như nước hoa, xịt cơ thể, nước xả vải…
Hầu hết các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị đều có giá để đựng sản phẩm tiện ích gần quầy thanh toán. Check-out Counter thường được sử dụng để trưng các mặt hàng ăn uống tiện lợi như snack, kẹo cao su, socola, các sản phẩm nhạy cảm hay những thứ dễ quên trong quá trình mua hàng.
Showcase là hệ thống làm mát dùng để trưng bày sản phẩm cần giữ lạnh như thực phẩm tươi sống, rau củ quả, trái cây. Tuy nhiên, Showcase còn được dùng để chỉ những hộp trưng bày nhỏ đặt tại các kệ chính. Showcase được thiết kế đơn giản, trong suốt và thường được dán hình ảnh để làm nổi bật sản phẩm mới.
Bên cạnh những loại POSM được kể trên, còn có rất nhiều loại POSM khác như: Led window display, acrylic highlighter display… bạn có thể tham khảo.
Những thiết kế POSM thường là thông điệp thương hiệu cơ bản được lấy từ các tài liệu tiếp thị cho người tiêu dùng (quảng cáo ngoài trời hoặc phương tiện kỹ thuật số) và “thu nhỏ” để sử dụng trong cửa hàng.
Vậy tại sao điều này được chấp nhận đối với POSM tại cửa hàng? Hình ảnh và bản sao đã được thiết kế để sử dụng trong tiếp thị cho người tiêu dùng có các mục tiêu khác nhau. Thông thường, chúng được thiết kế để xây dựng nhận thức về thương hiêu và xuất hiện trên các phương tiện truyền thông có tiềm năng nhận thức từ 10 – 30 giây.
Quảng cáo truyền hình được kiểm tra trong quá trình phát triển để đảm bảo thông điệp sản phẩm được hiểu chính xác. POSM không nên thực hiện khác điều đó. Kiểm tra hiệu quả POSM ở môi trường thực trong cửa hàng rất có ý nghĩa.
Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng sử dụng công nghệ sinh trắc học cho phép thấy được hiệu quả POSM gần như ngay lập tức. Theo dõi mắt và nhận diện khuôn mặt cho thấy người mua sắm tham gia (hoặc không) với POSM. Đầu tư vào các hệ thống để tăng tỷ lệ ROI cho POSM và ngừng lãng phí ngân sách trên POSM mà doanh nghiệp đang sử dụng.
Rất ít thương hiệu có thể đứng trên POSM của họ và nói “Nó được thiết kế để có tác động vào nhận thức của người mua sắm và gợi ý mua hàng”. POSM hiếm khi là một chiến lược, chỉ là một chiến thuật.
Nếu bạn không biết POSM của bạn đang nói về điều gì thì nhiều khả năng nó không nói lên thông điệp rõ ràng nó thực sự không nói gì cả. Luôn luôn biết những gì bạn đang cố gắng để truyền đạt, bởi vị khi bạn không hiểu về những gì bạn đang cố găng để nói, kết quả không bao giờ là tốt.
POSM không nên chỉ làm nền cho các sản phẩm xung quanh, nó phải nổi bật, thật to, thật ấn tượng và thu hút mọi sự chú ý. Nếu sản phẩm nào cũng giống nhau sẽ rất nhàm chán và không có điểm nhấn. Vì vậy hãy làm cho nó thật ấn tượng và hãy luôn khác biệt. Làm những điều chưa ai từng làm, bạn sẽ là số 1 trong mắt người tiêu dùng.
POSM hiện nay đang được các doanh nghiệp với quy mô từ nhỏ đến lớn sử dụng rất nhiều. Theo số liệu nghiên cứ cho thấy 78% người mua sắm muốn tiếp cận các sản phẩm mới và mong muốn được trải nghiệm. Trước tiên doanh nghiệp cần hiểu POSM là gì để cho ra đời những chiến dịch hiệu quả. Những điều trên sẽ là những kiến thức hữu dụng giúp các marketer thúc đẩy doanh thu, phát triển doanh nghiệp hơn nữa.
>>>Xem thêm: Guideline là gì? Tầm quan trọng của Guideline trong việc xây dựng thương hiệu