Proposal là gì? 3 sai lầm thường gặp ở proposal marketing

Ngày đăng: 30/08/2021

Một marketer chuyên nghiệp cần hiểu rõ proposal là gì và cách xây dựng một proposal khoa học. Và bài viết này sẽ giải đáp đến bạn tất cả các thắc mắc trên.

Bạn không thể trở thành một marketer toàn năng nếu không biết proposal là gì. Và cũng có nhiều lời khuyên rằng bạn nên tìm hiểu về proposal. Vì nó sẽ có lợi cho con đường sự nghiệp của bạn. Vậy proposal trong Marketing là gì mà quan trọng đến thế, hãy cùng Marketing24h tìm hiểu bạn nhé!

Proposal là gì?

Proposal nghĩa là gì, nghĩa là đề xuất. Proposal trong marketing là việc trình bày một đề xuất hay một ý tưởng. Một proposal chuẩn mực giúp bạn trình bày đến khách hàng, đối tác, cấp trên tổng quan về một kế hoạch. 

Trong kinh doanh, proposal được đánh giá là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây cũng là một phương tiện hiệu quả giúp bạn thuyết phục khách hàng, thuyết phục họ mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ. Proposal là bước đầu tiên, nó có vai trò định hướng cho sự hợp tác lâu dài và bền vững.

Proposal-la-gi-Marketing24h
Proposal trong marketing là việc trình bày một đề xuất hay một ý tưởng

>>> Xem thêm: Pitching là gì? Làm sao để đề xuất ý tưởng với khách hàng thành công

Vai trò của proposal là gì?

  • Định vị và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, tạo ra niềm tin cho đối tác.
  • Tiếp thị, nêu ra điểm nổi bật và độc đáo của doanh nghiệp. Nhờ vậy khách hàng sẽ lựa chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh.
  • Đưa ra thông tin chi tiết và chính xác về sản phẩm và dịch vụ. Bạn cần để cho khách hàng biết được bạn có thể giúp họ giải quyết những vấn đề gì, và đâu là khả năng của bạn.

Lợi ích proposal mang lại là gì?

  • Giúp bạn trình bày kế hoạch rõ ràng và thực tế.
  • Giúp cho đối tác hiểu hơn về những công việc sẽ được thực hiện.
  • Doanh nghiệp có thể nói rõ ràng hơn những điểm mạnh của mình.
  • Khách hàng dễ dàng đánh giá trực quan về khả năng của doanh nghiệp.
  • Giúp bạn trình bày ý tưởng đến khách hàng hiệu quả hơn,
  • Tạo ấn tượng và thuyết phục khách hàng.

>>> Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? 6 bước NCTT giúp doanh nghiệp thành công

Cấu trúc marketing proposal là gì?

Marketing proposal được xây dựng tỉ mỉ, cẩn thận về cả nội dung và hình thử. Một marketing proposal có cấu trúc 4 phần:

Proposal-la-gi-Marketing24h
Một marketing proposal sẽ có cấu trúc 4 phần

1. Phần giới thiệu

  • Tên dự án.
  • Người chịu trách nhiệm cho dự án.
  • Hoạch định kế hoạch của bạn.
  • Phương thức liên hệ.

Phần giới thiệu nên ngắn gọn và ấn tượng.

2. Hướng về khách hàng – Client-centered 

  • Tại sao cần có kế hoạch này.
  • Lợi ích của kế hoạch.
  • Thời gian, địa điểm kế hoạch được thực hiện.

Nội dung của phần này nên đánh mạnh vào insight của khách hàng.

3. Danh mục đề xuất

Trong phần này, bạn sẽ trình bày chi tiết kế hoạch của mình. Các đề xuất cần xuất phát từ những khó khăn thực tế của khách hàng. 

  • Những nội dung trong proposal đơn giản là gì? Một danh sách tóm tắt về các giải pháp và bảng giá kèm theo.
  • Chi tiết hóa proposal là gì? Tùy vào đặc điểm của dự án, bạn sẽ thực hiện xây dựng theo các đề mục khác nhau. Một số đề mục cho bạn tham khảo: Options, Packages, Research, Subcontractors, Teamwork, Venues, Sales Plan, Marketing Plan, Promotion, Advertising, Demographics, Publicity, Packaging, Branding development,…

4. Khả năng và trình độ

Trong phần này, bạn sẽ trình bày những thế mạnh của bạn, lý do tại sao đối tác nên lựa chọn bạn thay về những doanh nghiệp khác. Bạn có thể thêm vào mục này các nội dung như:

  • Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
  • Trình độ nhân sự, các nhân sự, team tiêu biểu.
  • Các dự án tiêu biểu đã thực hiện.
  • Các đối tác là doanh nghiệp lớn của bạn.
  • Giải giải thưởng, chứng nhận mà doanh nghiệp đạt được.

>>> Xem thêm: PoD là gì? Nhận biết các loại PoD trong chiến lược Marketing

3 sai lầm thường gặp ở marketing proposal là gì?

1. Không cuốn hút

Bạn cần phải lên kế hoạch xây dựng một proposal thu hút. Đừng để kế hoạch của bạn “chết yểu” vì thiếu đi tính hấp dẫn. Hãy xây dựng một proposal đặc sắc ngay từ trang đầu tiên. Vì khách hàng của bạn là những người bận rộn, hơn thế nữa họ phải xem qua quá nhiều proposal trong một ngày. Vì vậy, họ sẵn sàng lướt qua những lời mời gọn kém phần hấp dẫn.

Để thu hút sự quan tâm của đối tác, bạn cần nhắm thẳng vào “tim đen” của họ. Hãy chọn lọc các nội dung mà bạn nghĩ đối tác thật sự quan tâm. Không nên viết lan man, tất cả nội dung cần hướng về một mục tiêu duy nhất.

Sai lầm khi viết proposal là gì? Là viết quá chi tiết. Điều này là không cần thiết. Đối với phần kiến nghị kế hoạch, bạn chỉ cần nêu các nội dung chính như mục tiêu, lợi ích,… Vì vác nội dung cụ thể sẽ được thảo luận sau đó.

2. Cần tập trung vào nhu cầu của khách hàng

Có một sai lầm thường thấy khi doanh nghiệp xây dựng proposal là họ viết quá nhiều về mình. Họ chăm vú vào các giải thưởng và niềm tự hào trong quá khứ mà quên đi rằng: Dù sản phẩm, dịch vụ của bạn có tốt nhưng không phù hợp thì người ta cũng không lựa chọn bạn.

Hãy để phần giới thiệu doanh nghiệp ở cuối proposal. Thêm vào đó, các đề xuất hoặc ưu điểm của doanh nghiệp nên được tổng hợp và ghi nhận dựa trên sự quan tâm của khách hàng, hoặc ít nhất là liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

Đừng mải mê nói những lời hoa mỹ và đi xa rời trọng tâm, khách hàng sẽ cảm thấy rằng những thông tin bạn đưa ra là thừa thãi, “nặc mùi PR” và thiếu tính xác thực. Một proposal là gì? Là trả lời được câu hỏi khách hàng sẽ nhận được lợi ích gì từ sản phẩm, dịch vụ của họ.

3. Không lên kế hoạch trước khi viết proposal

Bạn cần trình bày thông tin một cách rõ ràng và mạch lạc. Vì ai cũng thích với những người làm việc chuyên nghiệp. Để sắp xếp nội dụng hợp lý nhất, bạn cần xây dựng một kế hoạch. Đầu tiên bạn cần trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Bạn đưa đến cho khách hàng/đối tác giải pháp gì?
  • Có nội dung gì dư thừa trong proposal của bạn không?
  • Làm sao để liên kết các nội dung sao cho có logic?

Một proposal tinh gọn sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho cả bạn và đối tác. Đồng thời, sử dụng ông văn tinh gọn, dễ hiểu cũng là một điểm cộng.

Proposal-la-gi-Marketing24h
Bạn cần trình bày thông tin trên proposal một cách rõ ràng và mạch lạc

>>> Xem thêm: Marketing là gì? 9 đặc trưng nền móng của Marketing cần biết

Xây dựng proposal “chuẩn chỉnh” với 7 bước đơn giản

Bước 1: Trả lời câu hỏi đối tượng của proposal là gì?

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Hãy xác định đối tượng mà bạn hướng đến để có thể sử dụng văn phong, từ ngữ, ý tưởng phù hợp. Các câu hỏi bạn cần trả lời là:

  • Ai là người đọc proposal của bạn?
  • Chủ đề bạn trình bày là thông dụng hay chuyên ngành? Chủ đề này có quen thuộc với người đọc hay không?
  • Những đề xuất của bạn sẽ mang đến cho người đọc ý nghĩa gì?
  • Để tạo ra một proposal “chốt đơn”, bạn cần đưa ra nội dung gì?

Bước 2: Hãy nói rõ hơn về những gì bạn dự định làm

  • Trình bày đề xuất của bạn cho vấn đề hiện tại.
  • Những lợi ích tiềm năng khách hàng có thể nhận được từ dự án.
  • Xác lập kết quả thực hiện để khách hàng tham khảo.
  • Các bước thực hiện rõ ràng để bạn đạt được kết quả.

Bước 3: Đi sâu hơi vào chi tiết công việc

Bạn cần trình bày về phương pháp, công việc và thời gian bạn thực hiện từng bước trong kế hoạch. Các thông tin nên được trình bày một cách logic. Để trình bày trực quan nhất, bạn có thể sử dụng mindmap hay các phần mềm tương tự.

>>> Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì? Vai trò và ý nghĩa mà bạn cần nắm rõ

Bước 4: Phương thức làm việc và phương pháp đánh giá hiệu quả

Hãy cho đối tác biết phương thức nghiệm thu và đánh giá thành quả công việc của bạn. Họ muốn biết rằng liệu sự chứng nhận của họ có tác động đến bạn hay không. Nói cách khác, nhiều khách hàng muốn biến bản thân thành người nghiệm thu kết quả công việc.

Bước 5: Dự toán ngân sách

Kinh phí được ghi nhận trong proposal là gì? Là chi phí dự kiến. Chi phí dự kiến có thể ghi nhận thành bảng với các hạng mục chi tiết để khách hàng có thể dễ dàng đánh giá chi phí bạn đưa ra là mắc hay rẻ.

Bước 6: Cần một phần tổng hợp

Hãy tổng hợp các thông tin cần nhớ một cách ngắn gọn và đưa vào phần cuối.

Bước 7: Biên tập và chỉnh sửa nội dung

Sau khi nội dung chữ và hình ảnh được biên soạn, hãy xem lại một lần nữa để đánh giá nội dung đã hoàn hảo chưa. Nếu có một số nội dung dài dòng, hãy cắt ngắn nó để proposal của bạn thuyết phục hơn.

“Người trong ngoài cuộc luôn sáng hơn người trong cuộc. Nếu có thể, hãy tham khảo ý kiến từ những người đồng nghiệp để có cái nhìn khách quan hơn về proposal.

>>> Xem thêm: Chiến lược thâm nhập thị trường (Market penetration) là gì?

Những lỗi thường gặp khi làm proposal là gì?

Proposal-la-gi-Marketing24h
Đừng để những lỗi sau đây xuất hiện trên proposal của bạn

Đừng để những lỗi sau đây xuất hiện trên proposal của bạn. Đây là những lỗi nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn đến tính chuyên nghiệp:

  • Sai chính tả, sai ngữ pháp. Đây là điểm trừ lớn cho sự chuyên nghiệp.
  • Thay vì nhấn mạnh các lợi ích, hãy nói về những việc bạn có thể làm cho khách hàng/đối tác.
  • Hãy tập trung xoáy sâu vào băn khoăn của khách hàng, chỉ cần nói tổng quan về giải pháp. Vì bạn và đối tác sẽ thảo luận nhiều hơn về giải pháp sau đó.
  • Nên tập trung vào những điều mà khách hàng cảm thấy hứng thú.
  • Không nên nói quá nhiều về doanh nghiệp.

Tổng kết proposal là gì

Chắc hẳn với những thông tin đa dạng trên đây, bạn được giải đáp cả về định nghĩa proposal là gì, và cách tạo ra một proposal chuyên nghiệp. Chúng tôi tin rằng những không tin đảm bảo tính khoa học trên đây sẽ là kiến thức quý giá giúp bạn tạo ra proposal chuyên nghiệp nhất. Chúc bạn thành công!

>>> Xem thêm: MOU là gì? Sự khác nhau giữa biên bản ghi nhớ và hợp đồng chính thức


Sở thích ngồi viết blog cá nhân và cập nhật bài viết trên Marketing24h. Ngoài ra mình còn rất thích chơi thể thao :D