Quan hệ công chúng là gì? Ngành quan hệ công chúng học ở đâu?

Ngày đăng: 22/10/2021

Ngành quan hệ công chúng dù đã xuất hiện từ khá lâu nhưng thực chất không nhiều người giải thích được quan hệ công chúng là gì và làm gì. Bài viết này sẽ giúp các bạn đang yêu thích hoặc mới bắt đầu với Quan hệ công chúng (PR – Public Relation) hiểu rõ bản chất của ngành và tự tin giới thiệu nghề nghiệp của mình với bất cứ ai đặt ra câu hỏi.

Quan hệ công chúng là gì?

Quan hệ công chúng – PR hay public relations là gì? Khái niệm quan hệ công chúng được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng mối quan hệ tích cực với các đối tác bên ngoài. Theo Hiệp hội quan hệ công chúng của Mỹ (PRSA): quan hệ công chúng là quá trình giao tiếp mang tính chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức/doanh nghiệp và công chúng.

Quan-he-cong-chung-la-gi-Marketing24h.vn
Ảnh: Quan hệ công chúng là gì?

Bản chất của nghề quan hệ công chúng là xây dựng, cải thiện hình ảnh về một cá nhân, một công ty, chuyển tiếp thông tin tới giới truyền thông và tạo sự chú ý đối với họ. Nhân viên PR phải có khả năng phải có khả năng thuyết phục. Và mặc dù hiệu quả không thể nhìn thấy một cách trực quan, việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện cảm từ phía khách hàng, công chúng là những người làm quan hệ công chúng phải hướng tới.

Vai trò chính của nhân viên quan hệ công chúng trong hoạt động xúc tiến thương mại là giúp công ty truyền tải các thông điệp tích cực đến khách hàng và các nhóm công chúng quan trọng của họ. Sau khi các nội dung tới nhóm đối tượng đích thông qua PR, sản phẩm sẽ dễ đi vào nhận thức của khách hàng hơn.

Trong các doanh nghiệp hiện nay, vai trò của nhân viên PR là rất lớn nhưng chủ yếu tập trung ở các mảng: Tổ chức các sự kiện đặc biệt, khắc phục khủng hoảng, bất ổn, duy trì quan hệ với cơ quan chức trách và giới truyền thông,… Bên cạnh đó, PR còn đảm nhiệm các công việc như chuẩn bị thông tin, từ thiện, tài trợ, đối nội,…

>>>Xem thêm: Ngành Báo chí học trường nào, điểm chuẩn, mức lương ra sao?

#1 Các giai đoạn của quan hệ công chúng

  • Xác định thái độ công chúng và xây dựng đánh giá.
  • Xác định những thủ tục, chính sách của doanh nghiệp đối với sự quan tâm của công chúng.
  • Thực hiện truyền bá để công chúng hiểu hơn về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

#2 Tố chất cần có của người làm quan hệ công chúng là gì?

  • Đam mê tin tức: Người làm marketing quan hệ công chúng cần hiểu rõ được việc sử dụng sức mạnh truyền thông có thể xây dựng hình ảnh tốt cho doanh nghiệp. Vậy nên đam mê tin tức và cập nhật tin tức thường xuyên là yếu tố cần có của người làm quan hệ công chúng.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Giao tiếp với mọi đối tượng sẽ giúp ích rất nhiều cho PR, ngoài ra bạn còn cần chủ động và nhanh nhạy với mọi vấn đề xảy ra.
  • Cứng cỏi, bản lĩnh: Vì ngành PR phải tiếp xúc là làm việc với nhiều người nên những mâu thuẫn trong công việc là điều không thể tránh khỏi. Người làm PR cần phải có bản lĩnh để có thể đứng vững trong nghề, nếu không sẽ thất bại.
  • Đam mê và thích viết: Người làm PR cũng cần có sự đam mê với viết lách. Vì nếu không có đam mê, chắc chắn bạn không phù hợp với ngành nghề này.

Ưu điểm và nhược điểm của quan hệ công chúng là gì?

#1 Ưu điểm

  • Đáng tin cậy.
  • Chi phí vừa phải.
  • Tránh được nhiều rắc rối: Các thông điệp quan hệ công chúng được đón nhận như một tin tức chứ không phải là quảng cáo.
  • Hướng đến những nhóm đối tượng cụ thể.
  • Công tác PR hiệu quả sẽ giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp về công ty trong mắt công chúng.

#2 Nhược điểm

  • Độ chính xác.
  • Ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp.
  • Không nhất quán trong việc truyền tải thông điệp.

Học ngành quan hệ công chúng làm công việc gì?

Ảnh: Quan hệ công chúng là gì? Học ngành quan hệ công chúng làm công việc gì?

Khi đã nắm rõ được khái niệm quan hệ công chúng là gì, chúng ta sẽ biết các hình thức quan hệ công chúng cũng tương ứng với các công việc mà sinh viên ra trường sẽ có thể đảm nhận, cụ thể thì các công việc đó là:

  • Chuyên viên PR: Thực hiện các công việc như quan hệ cộng đồng, phụ trách quan hệ báo chí, truyền thông nội bộ, tổ chức sự kiện,… cho các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế,…
  • Phóng viên, biên tập viên, nhà báo: Thực hiện các công việc liên quan đến truyền thông, báo chí tại các cơ quan thông tấn, tạp chí, đài truyền hình, đài phát thanh,…
  • Chuyên viên tư vấn và phân tích quan hệ công chúng: Giữ các vị trí như trợ lí phân tích và lập báo cáo truyền thông đối nội, đối ngoại tại các tổ chức; xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp; thực hiên và xây dựng các chiến lược truyền thông; tư vấn quản trị truyền thông cho sở, bộ, ban ngành liên quan đến truyền thông, phát triển đội ngũ nhân sự.
  • Nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ công chúng tại các cơ sở giáo dục: Được tham gia nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông, quan hệ công chúng. Trở thành giảng viên, trợ giảng, quản lý cấp cao tại các cơ sở đào tạo truyền thông, PR.

>>>Xem thêm: Ngành Truyền thông đa phương tiện học trường nào và thi khối nào tốt?

Ngành quan hệ công chúng học ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều trường đại học lớn trên cả nước đang đào tạo ngành quan hệ công chúng, các bạn có thể tham khảo các trường sau:

  • Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Đại học FPT.
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Đại Nam.
  • Đại học Văn Lang.
  • Đại học Nguyễn Trãi.
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia TP.HCM.
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM.

Quan hệ công chúng có khác gì so với quảng cáo?

Khi bạn đã thực sự hiểu quan hệ công chúng là gì và quảng cáo là gì thì sẽ đều thấy rằng chi phí, công sức, độ tin cậy giữa quan hệ công chúng và quảng cáo là không giống nhau. Bởi doanh nghiệp chi tiền để quảng cáo nhưng phải bỏ rất nhiều công sức để xây dựng quan hệ với công chúng. Quảng cáo thường khiến khách hàng hoài nghi còn quan hệ công chúng thường được đánh giá là đáng tin cậy hơn.

Ảnh: Quan hệ công chúng là gì? Quan hệ công chúng có khác gì so với quảng cáo?

Quảng cáo là hình thức truyền thông mất phí còn quan hệ công chúng là truyền thông mang tính lan truyền. Điều này có nghĩa là bạn cần phải thuyết phục các phóng viên, biên tập viết câu chuyện tích cực về thương hiệu, nhân viên, khách hàng của mình, thậm chí là cả những vấn đề mà công ty đang gặp phải.

Câu chuyện sẽ được xuất hiện trong phần bài viết của tạp chí, báo đài, TV chứ không thuộc chuyên mục quảng cáo. Vì vậy nên câu chuyện của nhãn hàng sẽ trở nên đáng tin cậy hơn nhờ sự chứng thực từ một bên thứ ba chứ không phải do bản thân doanh nghiệp đưa ra.

>>>Xem thêm: Advertising là gì? Những loại hình quảng cáo trên thị trường hiện nay

Dưới đây là bảng thống kê các khác biệt cơ bản giữa PR và quảng cáo. Nguồn: Forbes.

Quảng cáo Quan hệ công chúng
Trả phí
Lan truyền
Tập trung thể hiện sản phẩm
Tập trung xây dựng lòng tin
Công chúng hoài nghi
Đáng tin cậy hơn nhờ đơn vị thứ 3 xác thực
Được lựa chọn vị trí xuất hiện
Không có gì đảm bảo, bắt buộc phải thuyết phục truyền thông
Quảng cáo sử dụng chủ yếu về hình ảnh
PR sử dụng ngôn từ
Tốn kém
Ít tốn kém
Tự do sáng tạo
Đơn vị thứ 3 kiểm soát cuối
“Hãy mua sản phẩm”
“Điều này rất quan trọng”

Sự khác biệt lớn nhất có thể kể tới là giá cả, các công ty PR tính phí hàng tháng hoặc theo từng dự án cụ thể còn quảng cáo thường tiêu tốn một khoản ngân sách khổng lồ. Ví dụ bạn muốn có một trang quảng cáo trên các báo, tạp chí lớn có thể tốn đến vài chục triệu đồng trong khi hiệu quả không thể bằng việc xuất hiện trên các trích dẫn của các tờ báo uy tín, nổi tiếng hoặc được đài truyền hình quốc gia nhắc tên. Hơn nữa quảng cáo cần được lặp lại nhiều lần mới thực sự gây được ấn tượng và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Mục đích lớn nhất của ngành quảng cáo là muốn bạn chi tiêu nhiều hơn nữa, họ sẽ rỉ tai khách hàng những gì khách hàng muốn nghe về quảng cáo áp phích, truyền hình. Còn chiến lược quan hệ công chúng trong Marketing sẽ tập trung vào các khủng hoảng, nâng cao hình ảnh của doan nghiệp và tạo mối quan hệ lâu dài với cộng đồng, nơi câu chuyện của bạn sẽ được lắng nghe và tin tưởng.

Lời kết cho quan hệ công chúng là gì

Bài viết trên đây đã gửi đến bạn đọc những thông tin đầy đủ nhất về quan hệ công chúng là gì cũng như ngành quan hệ công chúng học ở đâu, sự khác biệt của PR so với quảng cáo.

Không chỉ người làm PR mà các Marketers cũng cần hiểu rõ quan hệ công chúng là gì để có thể kết hợp và phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của hai bộ phận trong công ty. Mặc dù có những điểm khác biệt lớn nhưng PR và quảng cáo là 2 thứ không thể nào hoạt động riêng lẻ.

>>>Xem thêm: Impression là gì? Phân biệt Facebook Reach và Impression