Chiến lược Marketing là bước căn bản nhằm đạt được mục tiêu là tăng doanh số bán hàng và có một lợi thế cạnh tranh bền vững. Chiến lược marketing bao gồm tất cả các hoạt động cơ bản, ngắn hạn và dài hạn trong lĩnh vực marketing nhằm giải quyết các vấn đề của công ty, đánh giá và lựa chọn các chiến lược tiếp thị phù hợp đến thị trường, tất cả đều nhằm một mục đích chung là tạo ra lợi nhuận cho công ty. Cùng Marketing24h tìm hiểu quy trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả để mỗi doanh nghiệp đều có thể tự mình lập chiến lược marketing nhé.
Nội dung
Kế hoạch marketing là một thứ không thể thiếu cho doanh nghiệp, nó giúp ích rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, kế hoạch marketing cũng có thể được sử dụng cho những mục tiêu ngắn hạn.
Nếu doanh nghiệp lập kế hoạch marketing tốt thì nó sẽ giúp cho những chiến lược marketing doanh nghiệp đó thực hiện trong tương lai hiệu quả hơn.
Sau khi bạn đã hiểu kế hoạch marketing là gì và hiểu được tầm quan trọng của nó thì bạn cũng có thể dễ dàng hiểu được quy trình marketing cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục tiêu của mình. Một khi doanh nghiệp đã làm rõ mục tiêu của mình thì từ đó chiến lược của họ cũng được củng cố hơn. Ngoài ra, nếu có một chiến lược, một quy trình marketing cụ thể thì còn mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau.
Các giai đoạn của quá trình lập kế hoạch Marketing được mô tả trên hình dưới đây:
Mục đích của phân tích này là:
Phân tích chiến lược Marketing hiện hành: Trong điều kiện môi trường mới các chiến lược Marketing mix có còn phù hợp nữa không?
Phân tích SWOT là phân tích cơ hội và thách thức (do môi trường mang lại), điểm mạnh và điểm yếu của bản thân công ty. Trong điều kiện môi trường mới sẽ xuất hiện những cơ hội kinh doanh mới, đồng thời các nguy cơ đe doạ mới. Khi công ty nhận thức được về các cơ hội và thách thức, họ sẽ chủ động xây dựng kế hoạch để nắm bắt, khai thác các cơ hội, đồng thời vượt qua các nguy cơ đe doạ. Tuy nhiên, điều này còn tuỳ thuộc vào các điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Do vậy, cần xem xét các vấn đề cơ bản sau đây:
Ví dụ: Đối với VNPT, trong giai đoạn hội nhập sẽ xuất hiện rất nhiều nhu cầu về thông tin liên lạc hiện đại từ nhiều đối tượng khác nhau: các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan chính phủ, quốc hội, các đoàn thể, các trường học, viện nghiên cứu, khách du lịch, nhân dân. Nguy cơ mới là sự cạnh tranh đa dạng và ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Mặt khác, Đảng và Nhà nước chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu các ngành xây dựng lộ trình hội nhập.
Có thể phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của công ty trên bốn yếu tố sau đây: Marketing, Tài chính, Sản xuất, Tổ chức và quản lý, Nhân sự.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ma trận SWOT là gì
Khi đặt ra các mục tiêu Marketing cần phải tuân theo các yêu cầu sau:
Thông thường mục tiêu Marketing là doanh số bán, lợi nhuận và thị phần chiếm được, vị thế của công ty, vị thế của sản phẩm, mục tiêu tăng trưởng.
Ví dụ: Mở rộng tối đa thị phần, dẫn đầu thị trường, dẫn đầu về chất lượng, dẫn đầu về dịch vụ khách hàng, đạt lợi nhuận tối đa¼ sau một thời gian nào đó.
Ví dụ: Mục tiêu của VNPT đến năm 2005:
Lựa chọn thị trường mục tiêu là lựa chọn các nhóm khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm mới của công ty. Nếu trong thị trường mục tiêu mà công ty chọn đã có các sản phẩm cạnh tranh thì vấn đề tiếp theo là phải định vị sản phẩm của công ty định triển khai so với các sản phẩm cạnh tranh đó.
Marketing hỗn hợp là tập hợp các chiến lược Marketing bộ phận mà công ty có thể chủ động kiểm soát để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm thực hiện các mục tiêu Marketing.
Bao gồm việc xác định danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm, tên gọi, nhãn hiệu, bao bì, các đặc tính, các dịch vụ khách hàng.
Bao gồm việc xác định mục tiêu của chiến lược giá, xác định phương pháp định giá, xác định chiến lược giá.
Bao gồm việc thiết lập các kênh phân phối, lựa chọn các trung gian trong kênh, lựa chọn phương thức vận chuyển…
Xác định mục tiêu của chiến lược truyền thông, lựa chọn các phương tiện truyền thông.
Cùng với các chiến lược trên là hệ thống các biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Ví dụ: Các chiến lược Marketing của VNPT đến năm 2005:
– Chuyển mạnh sang tư duy “hướng về khách hàng”
– Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
– Đa dạng hoá các dịch vụ
– Tăng cường công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng
– Phân định rõ hoạt động kinh doanh và công ích theo loại sản phẩm, dịch vụ, khu vực thị trường, đối tượng khách hàng.
– Xác định sản phẩm, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh; các sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh thấp để có chính sách đầu tư hợp lý; sản phẩm, dịch vụ công ích cần được nhà nước hỗ trợ.
– Từng bước chủ động quyết định chính sách giá trên cơ sở quan hệ cung cầu, mức độ cạnh tranh và chi phí sản xuất, đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi, có tính đến tương quan khu vực và quốc tế với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Áp dụng nhiều mức giá, khung giá của từng loại dịch vụ cho từng đối tượng khách hàng thuộc từng vùng thị trường khác nhau và thời gian phục vụ khác nhau.
– Thiết lập một hệ thống bán hàng hiện đại, rộng khắp, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ và có khả năng khai thác, phát triển thị trường tiềm năng bưu chính viễn thông.
– Đẩy mạnh quảng cáo, tuyền truyền, xây dựng hình ảnh một Tập đoàn BCVT hàng đầu Việt Nam. Từng bước xây dựng chuẩn mực phục vụ khách hàng. Hoàn thiện bộ máy, quy trình chăm sóc khách hàng theo vùng thị trường, loại khách hàng.
– Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng thông qua các chương trình quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng có quy mô lớn.
Chương trình hành động có vai trò đảm bảo cho kế hoạch Marketing của công ty được thực hiện. Xây dựng chương trình hành động là biến các chiến lược Marketing thành các chương trình hành động cụ thể. Chương trình hành động trả lời các câu hỏi sau:
Để thực hiện các chiến lược Marketing cần phải có ngân sách. Dự đoán ngân sách – kết quả tài chính dự kiến của kế hoạch Marketing được thực hiện dựa trên số lượng bán dự kiến:
Doanh số dự kiến = Giá bán bình quân x Số lượng bán dự kiến
Lợi nhuận dự kiến = Doanh số dự kiến – Tổng chi phí dự kiến
Chú ý:
Quá trình quản trị Marketing là một bộ phận cấu thành của quá trình quản trị chung của công ty. Quản trị chiến lược trong một công ty định hướng thị trường bao gồm 3 cấp”:
Kết
Hy vọng rằng, qua bài viết trên các bạn đã phần nào hiểu được quy trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Có thể thấy khi mà có nhiều sự cạnh tranh hơn trong ngành, nếu một doanh nghiệp có một quy trình phù hợp thì nó sẽ giúp doanh nghiệp tự mình lập nên một chiến lược marketing hiệu quả để có chỗ đứng trên thương trường. Nếu có ý kiến đóng góp về nội dung, hy vọng độc giả sẽ để lại bình luận bên dưới để Marketing24h hoàn thiện hơn trong tương lai.
Nguồn: TS. Nguyễn Thượng Thái (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)