Khi chạy các chiến dịch quảng cáo, chắc hẳn đã một lần bạn tự hỏi “Nếu tôi bỏ ra số tiền x vào kênh marketing này, thì số tiền tôi thu lại được là bao nhiêu?” Vậy thì ROAS sẽ là chỉ số phù hợp để trả lời cho câu hỏi trên của bạn.
Hãy cùng Marketing24h tìm hiểu xem ROAS là gì, cách thức tính như thế nào và hiệu quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp của bạn nhé!
Nội dung
ROAS (Return On Ad Spend), hay còn được gọi là Tỷ lệ hoàn vốn chi tiêu quảng cáo.
Sử dụng chỉ số này, ta có thể đo lường được kết quả của các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số.
Nếu doanh nghiệp đang sử dụng các hình thức marketing kỹ thuật số, thì ROAS sẽ giúp bạn tính toán được đâu là phương pháp hiệu quả hoặc làm sao để tiếp tục cải thiện và tối ưu hoạt động quảng cáo trong thời gian tới.
Chỉ số ROAS được tính bằng:
Tổng số doanh thu từ chiến dịch quảng cáo/Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho cho chiến dịch chạy quảng cáo
Ví dụ, một công ty dành 500 triệu cho các chiến dịch chạy quảng cáo trên Facebook trong vòng 2 tháng. Sau 2 tháng, doanh thu đến từ Facebook mà doanh nghiệp thu được là 3 tỷ. Do đó, ROAS là tỷ lệ 6:1 (3000/500).
Điều này có nghĩa là với mỗi 1 đồng doanh nghiệp bỏ ra cho các chiến dịch quảng cáo thì sẽ thu lại được 6 đồng.
Theo công thức, thì chỉ số ROAS càng cao có nghĩa là doanh thu mà doanh nghiệp có được từ chiến dịch quảng cáo đó càng cao.
Khi nhìn vào chỉ số ROAS, các doanh nghiệp có thể dễ dàng thấy được phần trăm lợi nhuận thu được trên tổng chi phí quảng cáo. Vì vậy, các công ty hoàn toàn có thể cân đối ngân sách của mình.
Ví dụ như doanh nghiệp có thể xác định được đâu là chiến dịch quảng cáo thu được lợi nhuận cao hơn và dành nhiều thời gian cũng như ngân sách để thực hiện các chiến dịch tương tự như vậy.
Tuy nhiên, nếu công ty chỉ nhìn vào tỷ suất ROAS mà không chỉ tập trung vào bán hàng thì rất có thể sẽ rất thiếu sót vì nếu tỷ suất ROAS cao, doanh thu cao nhưng chi phí lại cao thì sao?
Chi phí marketing cao sẽ dẫn đến lợi nhuận thấp. Vì lý do này, các công ty nên chú ý đến ROI bên cạnh ROAS.
Trong quá trình chạy quảng cáo, sẽ có nhiều chi phí phát sinh hơn so với giá ban đầu. Do đó, để tính toán chi phí thực cho việc chạy quảng cáo cũng như tính toán đúng chi phí của ROAS, cần để ý đến các yếu tố sau:
Chi phí dành cho đối tác/nhà cung cấp: Thường là phí và hoa hồng liên quan cho đối tác và nhà cung cấp hỗ trợ chạy quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn. Cần tính xác chính xác những chi phí này thì mới có thể thấy được mức độ hiệu quả thật sự của ROAS.
Chi phí phát sinh: Ví dụ như tiền hoa hồng trả cho các agency, hoặc phí giao dịch khác.
Số lần nhấp và số lần hiển thị: Các số liệu như số tiền chi trả mỗi nhấp chuột trung bình, tổng số lần nhấp và giá mỗi 1000 lần hiển thị trung bình.
Không có câu trả lời chung cho câu hỏi này, bởi nó còn phụ thuộc vào kênh truyền thông, mục tiêu kinh doanh và ngành hàng kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ số ROAS bị ảnh hưởng bởi tỷ suất lợi nhuận, chi phí hoạt động và tình hình hoạt động chung của công ty.
Mặc dù không có một mẫu số chung, nhưng điểm chuẩn của ROAS phổ biến là tỷ lệ 4:1 đối với công ty. Tỷ lệ này có thể hiểu rằng khi bỏ ra 1 đồng chạy quảng cáo thì bạn phải thu được ít nhất là 4 đồng.
Đối với các công ty khởi nghiệp thì tỷ lệ này có thể thấp hơn, còn đối với những nhãn hàng chỉ bán trực tuyến thì có thể cao hơn.
Một số công ty cần ROAS là 10:1 để duy trì lợi nhuận, những cũng có những công ty khác chỉ cần mức 3:1 là đã có thể tăng trưởng.
Nếu có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn là một dấu hiệu cho thấy một công ty nên giảm chi phí quảng cáo. Trong tình huống này, một cửa hàng thương mại điện tử phải đạt được ROAS tương đối cao để có lợi nhuận.
Giống như ROAS, ROI (Return on Investment) là một chỉ số lợi nhuận dựa trên doanh số bán hàng trên chi phí quảng cáo. Vậy sự khác biệt giữa ROI và ROAS là gì?
ROI được tính dựa trên lợi nhuận ròng sau khi trừ đi các chi phí phát sinh. Một điểm cần lưu ý nữa là ROI là chỉ số ngắn hạn, không phải là dài hạn hay cho các kế hoạch đầu tư dài hạn.
ROI trong các hoạt động Marketing thường được nhấn mạnh hơn. Bởi vì doanh nghiệp nào cũng muốn thu lại được lợi nhuận lớn nhất với chi phí đầu tư thấp nhất. Tuy nhiên, nếu lợi nhuận thu về không được như dự đoán thì mọi chi phí trong ngân sách sẽ trở nên vô nghĩa.
CPA (Cost per Action) là từ viết tắt của Cost Per Action, có nghĩa là Chi phí cho mỗi lần thực hiện hành động của khách hàng.
Một số điểm khác biệt giữa ROAS và CPA là:
Cách tối ưu hiệu quả chỉ số Roas là gì? Bạn có thể tham khảo một số cách mà Marketing24h chia sẻ sau đây:
Một đoạn quảng cáo sáng tạo, hấp dẫn sẽ dễ dàng thu hút khách hàng tiềm năng click trang web của bạn.
Để tạo tính chân thật và niềm tin hơn cho các khách ghé thăm, bạn có thể trích ra một số lời nhận xét, đánh giá về các sản phẩm.
Ngoài ra, khi viết các mẫu quảng cáo hãy chú ý đến các con số, các chỉ số rõ ràng thay vì viết mô tả chung chung.
Đừng quên khi viết quảng cáo, hãy nêu ra Lợi ích của sản phẩm, đừng nên Tính năng của sản phẩm. Bởi, khách hàng luôn muốn thấy họ sẽ nhận được gì khi mua sản phẩm của bạn, và nhiều khi có những mặt hàng mà không phải khách hàng phổ thông nào cũng hiểu rõ được hết tính năng của nó.
Đối với các từ khóa không đem lại hiệu quả, bạn có thể giảm bớt trong quá trình chạy quảng cáo. Bởi nó có thể gây lãng phí chi phí và làm loãng tập khách hàng tiềm năng của bạn.
Tùy vào mục tiêu của chiến dịch quảng cáo của bạn là gì (tăng mức độ nhận diện, tăng traffic hoặc bán hàng) mà bạn nên lựa chọn những từ khóa trọng tâm và phù hợp.
Khi khách hàng click để vào landing page của bạn, một trải nghiệm tốt hay xấu sẽ quyết định họ có trở thành khách hàng của bạn hay không.
Do đó, đừng có chung một landing page cho các mẫu quảng cáo khác nhau. Các khách hàng thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau, trong nhiều chiến dịch khác nhau chắc chắn sẽ có những yêu cầu riêng.
Vậy nên hãy chịu khó tạo ra nhiều landing page đa dạng để tăng trải nghiệm người dùng nhé!
Ngày nay, từ thành phố đến nông thôn, miền núi hay hải đảo, người già hay trẻ đều sử dụng điện thoại thông minh. Do đó, việc tối ưu trang của bạn khi truy cập bằng điện thoại là vô cùng quan trọng.
Nếu vào trang web đặt hàng mà phải mất đến 5-10 phút mới có thể thực hiện được các thao tác đơn giản, thì bạn có muốn mua sản phẩm đó nữa không? Câu trả lời chắc chắn là không rồi!
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ hiện nay, tăng tốc độ tải trang không phải là một điều gì quá khó khăn, vậy nên cần thực hiện tốt, nếu không đối thủ của bạn sẽ vượt lên nhanh chóng thôi.
Kết luận
Chỉ số Roas sẽ giúp bạn xây dựng và điều chỉnh các chiến lược Marketing hợp lý cho doanh nghiệp của bạn, cũng như giúp bạn phân bổ doanh thu một cách hài hòa nhất.
Việc chú ý phân tích chỉ số Roas là gì sẽ giúp bạn nhìn ra đâu mới là phương thức quảng cáo marketing đem lại lợi nhuận tối đa cho nhãn hàng với chi phí tối thiểu.
Trong quảng cáo trên Internet, một sản phẩm hay dịch vụ sẽ có rất nhiều cách để tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng. Nếu bạn còn phân vân, đắn đo, và suy nghĩ xem nên chọn cách tiếp cận nào cho sản phẩm của mình thì chỉ số Roas sẽ là một cách hiệu quả cho bạn câu trả lời! Đó cũng chính là ý nghĩa mà chỉ số Roas mang lại cho các nhà quảng cáo.
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu rõ về chỉ số Roas cũng như những lợi ích mà nó đem lại.
Nếu có kinh nghiệm kinh nghiệm nào trong việc phân tích Roas, hoặc so sánh nó với ROI và CPA, hãy chia sẻ với Marketing24h nhé!