Sale Admin là gì? Nhiệm vụ chính của Sale Admin trong doanh nghiệp

Ngày đăng: 13/09/2021
Sale-admin-la-gi-marketing24h.vn
Ảnh: Sale Admin là gì? Nhiệm vụ chính của Sale Admin trong doanh nghiệp.

Trong một công ty, khách sạn hay nhà hàng, bên cạnh các vị trí sale nổi bật như Salesman, Sales Executive, Sales Supervisor, Sales Representative… thì Sale Admin chính là vụ trí rất hấp dẫn. Nếu không phải là người trong ngành thì ít ai có thể hiểu rõ và phân biệt được các vị trí, cấp bậc này… Vậy Sale Admin là gì, nhiệm vụ của vị trí Sale Admin là gì, cơ hội phát triển của Sale Admin là như thế nào? Tất cả sẽ được giải thích trong bài viết dưới đây.

>>>Xem thêm: Sales là gì? Bật mí 16 kỹ năng cần có của 1 salesman

Admin là gì? Administrator là gì?

Administrator hay còn được gọi tắt là Admin, tiếng Việt nghĩa là người quản trị. Đây là quyền hạn cao nhất đối với quản lý viên, đối với các website thì admin là người điều hành website đó. Admin thông thường sẽ làm việc online với những kiểu các khác nhau như Admin website, Admin fanpage Facebook, Admin máy tính, Sale admin…

Admin là nghề gì?

Admin là người điều hành và quản trị các công việc trong bộ phận hoặc tổ chức. Những người này thường có quyền lực gần như tuyệt đối tại các bộ phận nhân sự trong công ty.

Admin của website cũng là người điều hành hoạt động của website đó, họ là người chịu trách nhiệm quan sát, quản lý những thành viên trong website đó.

Sale admin là gì?

Khái niệm Sale admin là gì? Sale admin hay Sales administrator là chức vụ trợ lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Sale admin là một vị trí quan trọng đóng vai trò then chốt về doanh thu công ty. Vị trí này sẽ làm việc trực tiếp với trưởng bộ phận hoặc giám đốc kinh doanh để báo cáo, thảo luận về bán hàng, kinh doanh hay doanh số…

Nhiệm vụ của vị trí Sale admin trong doanh nghiệp

Sale-admin-la-gi-marketing24h.vn
Ảnh: Sale admin là gì? Nhiệm vụ của Sale admin.

#1 Xử lý đơn hàng

Sale admin xử lý các đơn đặt hàng bán hàng đến công ty qua điện thoại, thư, email hoặc trang web. Các đơn đặt hàng được tạo ra bởi các đại diện bán hàng hoặc nhân viên Telesales cũng được Sale admin xử lý. Sale admin kiểm tra đơn đặt hàng để đảm bảo khách hàng đã nhập chi tiết chính xác chẳng hạn như giá cả, giảm giá hoặc số sản phẩm. Họ liên hệ với khách hàng để giải quyết mọi thắc mắc hoặc lấy bất kỳ thông tin nào bị thiếu, chẳng hạn như màu sắc hoặc kích thước.

#2 Nhập đơn hàng

Sale admin nhập đơn đặt hàng trên hệ thống máy tính và chuyển tiếp đơn hàng đến bộ phận sản xuất hoặc điều phối, yêu cầu xác nhận về lượng hàng tồn kho hoặc ngày giao hàng. Sale admin cũng có nhiệm vụ kiểm tra xem chi tiết giao hàng và địa chỉ liên lạc có chính xác không và cập nhật hồ sơ khách hàng với bất kỳ thay đổi nào.

Trước khi phát hàng đơn đặt hàng để sản xuất hoặc gửi đi, Sale admin có thể phải kiểm tra tình trạng thanh toán hoặc tín dụng của khách hàng hoặc nhận ủy quyền từ người quản lý bán hàng. Khi đơn hàng hoàn tất, Sale admin thúc đẩy bộ phận tài chính chuẩn bị hóa đơn.

#3 Quản lý hồ sơ khách hàng

Sale admin duy trì hồ sơ bán hàng của khách hàng, tạo hồ sơ cho khách hàng mới bao gồm chi tiết liên lạc và tên của người đại diện quản lý tài khoản. Sale admin cập nhật chi tiết các đơn đặt hàng và hóa đơn. Hồ sơ cung cấp dữ liệu hữu ích cho các báo cáo bán hàng và lên kế hoạch cho các chiến dịch marketing và bán hàng trong tương lai.

#4 Hỗ trợ bán hàng

Sale admin cung cấp hỗ trợ cho các đại diện bán hàng, giải quyết các yêu cầu thông thường từ khách hàng, chẳng hạn như yêu cầu báo giá hoặc ngày giao hàng. Việc hỗ trợ bán hàng giúp đội ngũ bán hàng làm việc hiệu quả hơn và tập trung giao dịch với khách hàng.

#5 Quản trị nhóm bán hàng

Quản trị viên duy trì hồ sơ bán hàng và so sánh chúng với các mục tiêu để giúp người quản lý bán hàng theo dõi tiến trình công việc của nhóm. Họ cũng ghi lại và xử lý các chi phí của đại diện bán hàng như nhiên liệu hoặc chi phí khách sạn và chuẩn bị các báo cao.

Công việc của Sale admin trong ngành nhà hàng khách sạn

  • Soạn thảo, quản lý văn bản hành chính liên quan tới việc kinh doanh như chào hàng, báo giá hợp đồng…
  • Lên kế hoạch và theo dõi hoạt động của các bộ phận, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch.
  • Tư vấn sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ và đem về hợp đồng cho doanh nghiệp.
  • Tạo cuộc hẹn cho salesman với khách hàng tiềm năng.
  • Thu thập, giải quyết phản hồi của khách hàng trên các phương tiện truyền thông. Nếu vượt quá phạm vi thì Sale admin sẽ trình lên cấp cao hơn để xử lý kịp thời.
  • Kết hợp với bộ phận chăm sóc khách hàng để giải đáp các yêu cầu của khách hàng, giúp họ thấy hài lòng hơn.
  • Chăm sóc khách hàng, nhắc nhở khách hàng gia hạn đăng ký…
  • Thông báo, cập nhật các chương trình khuyến mãi để kịp thời thông tin đến khách hàng.
  • Báo cáo doanh thu chi tiết theo tuần/tháng/quý/năm để cập nhật dữ liệu kinh doanh.
  • Hoàn thiện các công việc khác của cấp trên.

>>>Xem thêm: Staff là gì? Sự khác nhau giữa Staff và Employee?

Các kỹ năng cần có của Sale admin là gì?

Với những nhiệm vụ trên của Sale admin, dưới đây là những kỹ năng cần có để bạn có thể đảm nhiệm vai trò Sale admin:

Sale-admin-la-gi-marketing24h.vn
Ảnh: Sale admin là gì? Kỹ năng cần có của Sale admin là gì?
  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Kỹ năng về dịch vụ khách hàng.
  • Kỹ năng tin học văn phòng.
  • Kỹ năng tổ chức.
  • Kỹ năng sắp xếp khối lượng công việc.
  • Kỹ năng teamwork tốt.

Ngoài ra, để đảm bảo làm tốt vị trí Sale admin, bạn cần có kiến thức về kinh doanh, truyền thông, marketing… Người làm Sale admin cũng phải liên tục trau dồi, bổ sung kiến thức về lĩnh vực chuyên môn của doanh nghiệp để áp dụng tốt vào công việc.

Công việc Sale admin cần giao tiếp với các bộ phận khác nhau nên kỹ năng giao tiếp là rất cần thiết. Ngoài ra, kỹ năng đàm phán, thương lượng cũng rất quan trọng vì Sale admin là người thường xuyên phải gặp gỡ khách hàng.

Làm việc cá nhân và theo nhóm (teamwork) cũng cực kỳ cần thiết đối với một Sale admin.

Ngoài ra, kỹ năng tin học văn phòng và kỹ năng thuyết trình cũng là những thứ Sale admin cần nắm vững để có thể đạt đúng tiêu chuẩn nghề nghiệp của ngành nhà hàng khách sạn.

Lương của Sale admin là bao nhiêu?

Sale-admin-la-gi-marketing24h.vn
Ảnh: Sale admin là gì? Lương của Sale admin là bao nhiêu?

Theo một vài khảo sát thì mức lương trung bình của Sale admin tại các doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào kết quả công việc nhưng nó sẽ khởi điểm từ 8 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy theo loại hình doanh nghiệp mà Sale admin cũng được hưởng hoa hồng theo doanh số. Nói chung tiền hoa hồng của Sale admin sẽ cao hơn tiền lương cứng rất nhiều. Vì mức lương hấp dẫn này, Sale admin là một vị trí nhận được khá nhiều sự quan tâm và mong muốn thử sức của các bạn trẻ.

Cơ hội phát triển của vị trí Sale admin

Đối với người lao động thì cơ hội thăng tiến, phát triển công việc là ưu tiên hàng đầu và là động lực để mọi người làm việc tốt hơn. Sale admin được xem là vị trí quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nên cơ hội phát triển khá rõ ràng và rộng mở Người làm Sale admin có cơ hội hoàn thiện khả năng bán hàng của mình, ngoài ra còn có kỹ năng quản lý, sắp xếp, đàm phán, thuyết phục hay điều phối đều có thể cải thiện.

Sale-admin-la-gi-marketing24h.vn
Ảnh: Sale admin là gì? Cơ hội phát triển của vị trí sale admin.

Khi đã làm Sale admin từ 3 năm trở lên, bạn có thể được thăng tiến lên vị trí Sale admin manager, giám sát kinh doanh hoặc giám đốc kinh doanh… Bạn sẽ gặt hái được thành quá nếu bạn chăm chỉ trau dồi kiến thức và tích cực học hỏi mỗi ngày.

Công việc Sale admin ở một số ngành nghề hiện nay

  • Logicstics: Sale admin là người tiếp nhận chứng từ của khách hàng, chuẩn bị các giấy tờ liên quan tới hải quan, chứng từ khai báo hải quan và thực hiện khai báo ở các phần mềm hải quan để điều tiết phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp.
  • Bảo hiểm: Ở ngành này thì công việc của Sale admin là gì? Sale admin sẽ thực hiện công việc báo giá cũng như chuẩn bị hồ sơ liên quan, tính phí bảo hiểm và nhắc khách hàng cập nhật các khai báo bảo hiểm hàng tháng. Ngoài ra thì việc theo dõi công nợ, chứng từ và lưu hồ sơ khách hàng cũng cũng là công việc của Sale admin.
  • Nhà hàng khách sạn: Sale admin sẽ hỗ trợ khách hàng đăng ký dịch vụ của khách sạn và cũng tiếp nhận phản hồi về dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó tìm hướng xử lý. Sale admin cũng là người gửi cho khách hàng các quà tặng để giữ mối quan hệ với khách hàng.
  • Bất động sản: Ở lĩnh vực này thì Sale admin phải giới thiệu, tư vấn và đưa khách hàng tham quan các dự án của công ty. Sale admin cũng sẽ hỗ trợ khách hàng theo dõi hợp đồng và tiếp tục chăm sóc khách hàng sau đó.

Lời kết cho vị trí Sale admin là gì

Bài viết trên đã phần nào giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về vị trí Sale admin hay nhiệm vụ của Sale admin là gì, các kỹ năng cần có của Sale admin. Đây là một vị trí có cơ hội nghề nghiệp cao, nếu như chăm chỉ học hỏi và hoàn thành công việc xuất sắc, nhiều khả năng bạn sẽ được thăng lên những vị trí cao hơn với những mức lương hấp dẫn hơn nữa.

>>>Xem thêm: AIDA là gì? Mô hình truyền thông Marketing “cực” hiệu quả