Sales Executive là những người tạo ra sự thúc đẩy cho thành công của các tổ chức bán hàng hóa, dịch vụ. Với những bạn trẻ mong muốn có sự thăng tiến nhanh trong công việc và khả năng tham gia trực tiếp tác động đến doanh thu của doanh nghiệp thì Sales Executive là một sự lựa chọn hoàn hảo. Vậy Sales Executive là gì, những kỹ năng cần nắm vững của một Sales Executive là gì?
Nội dung
Sales Executive là quản lý bán hàng, thực hiện các công việc kinh doanh trong doanh nghiệp. Họ chính là cầu nối giữa tổ chức và khách hàng của mình: giải đáp các thắc mắc, đưa ra lời khuyên và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới… Sales Executive có chức năng chính là cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho khách hàng để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sales Executive có thể xử lý các loại hàng hóa chung, chẳng hạn như hàng hóa trong các cửa hàng bách hóa, hoặc tập trung vào từng khu vực kinh doanh của công ty. Đúng như cái tên Executive (mang ý nghĩa thực thi), nhiệm vụ của họ là tập trung vào quản lý và thực thi hơn là chỉ mua và bán sản phẩm/dịch vụ.
>>>Xem thêm: Sales là gì? Bật mí 16 kỹ năng cần có của 1 salesman
Nhiệm vụ chính của Sales Executive là đặt mục tiêu bán hàng và xác định những cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu đã đề ra. Tùy thuộc vào cấp độ của họ trong doanh nghiệp, những nhiệm vụ đó có thể áp dụng cho một bộ phận hoặc cho toàn bộ công ty.
Để đạt được mục tiêu, các Sales Executive cần phân tích các báo cáo bán hàng và khảo sát khách hàng, chuẩn bị ngân sách và dự báo doanh số, xác định giá bán và các điều khoản hợp đồng. Sau khi tìm kiếm và quản lý cơ sở dữ liệu, Sales Executive có nhiệm vụ phân loại dữ liệu thành từng nhóm khách hàng phù hợp với những bước tiếp theo.
Mặc dù các Sales Executive thường không trực tiếp bán hàng hóa và dịch vụ nhưng họ vẫn phải thực hiện nhiệm vụ này đối với khách hàng đặc biệt nếu nhân viên bán hàng cấp dưới không đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ. Sales Executive thường dành nhiều năm làm đại lý bán hàng trước khi được thăng chức lên vị trí quản lý. Trong khả năng bán hàng, Sales Executive gặp gỡ khách hàng và xác định nhu cầu của họ đối với hàng hóa và dịch vụ, giới thiệu sản phẩm, xử lý các giao dịch.
Sales Executive triển khai thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty. Chính họ phải đưa khách hàng tiềm năng đến công ty thông qua việc sử dụng nhiều quy trình như gọi điện thoại, tạo câu hỏi, xử lý các yêu cầu và chiến thuật bán hàng khác.
>>>Xem thêm: Telesale là gì? 6 Kỹ năng mà mỗi nhân viên Telesale cần nắm rõ
Phần lớn công việc của Sales Executive liên quan đến quản lý nhân viên bán hàng cấp dưới. Quản lý thường phải quảng cáo, phỏng vấn và thuê đại lý bán hàng cho chính doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, quản lý cũng cần đảm bảo rằng họ được đào tạo đúng cách, đặt ra các tiêu chuẩn hiệu suất công việc và thúc đẩy nhân viên đạt được các mục tiêu hàng tháng và hàng năm. Để thành công trong việc quản lý đòi hỏi người quản lý cần có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và văn bản tốt.
Để đảm nhận được vị trí Sales Executive đòi hỏi người quản lý phải có kinh nghiệm trong nghề sales, phải là người thành thạo các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, nắm bắt tâm lý khách hàng, chăm sóc khách hàng và xử lý những tình huống phát sinh.
Coaching (hoạt động huấn luyện) là hoạt động quản lý bán hàng số một thúc đẩy hiệu suất bán hàng. Mục tiêu của huấn luyện là giúp mỗi đại diện bán hàng cải thiện hiệu suất và phát huy được khả năng thực sự của họ. Người quản lý bán hàng giỏi cần huấn luyện một đội ngũ bán hàng tiềm năng có thể đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Một Sales Executive với kỹ năng coaching tuyệt vời sẽ không chỉ thấy hiệu quả bán hàng được cải thiện mà còn ghi nhận sự tham gia của đại diện bán hàng tốt hơn, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và cải thiện sự hài lòng trong công việc.
Sự nhạy bén trong kinh doanh được định nghĩa là tư duy kinh doanh quan trọng cần có để đạt được mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh đòi hỏi cả đại diện bán hàng và quản lý bán hàng phải có khả năng bán hàng mạnh mẽ.
Sales Executive cần có khả năng hiểu các vấn đề kinh doanh phức tạp và giúp đại diện bán hàng thấy hiểu được chiến lược kinh doanh. Người quản lý bán hàng cần training cho nhân viên cách đưa ra quyết định khôn ngoan hơn, lên kế hoạch tốt hơn và phân bổ hiệu quả nguồn lực tốt hơn dựa trên nhu cầu và tiềm năng của khách hàng.
>>>Xem thêm: Target là gì? 3 phương pháp target khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất
Nếu các vấn đề về hiệu suất không được kiểm soát, doanh số và đạo đức của nhóm kinh doanh có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Sales Executive phải có kế hoạch kiểm soát và giải quyết các vấn đề về hiệu suất, từ đó phát triển kế hoạch hành động để khắc phục vấn đề. Một vấn đề quan trọng mà người quản lý bán hàng nếu muốn thăng tiến trong công việc cần phải luôn chú tâm chính là việc liên tục nâng cao hiệu suất cho doanh nghiệp.
Một phần khác của hiệu suất cũng quan trọng không kém là chủ động liên lạc với lãnh đạo cấp cao hơn khi có vấn đề liên quan đến hiệu suất và đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn.
Quản lý bán hàng cần phải là người lãnh đạo mạnh mẽ. Chìa khóa để phát triển chính là gắn bó và chia sẻ với đội ngũ đại lý bán hàng. Chính vì những mối quan hệ thân thiết giữa nhân viên và lãnh đạo, nhóm phát triển kinh doanh sẽ có một tầm nhìn chung rõ ràng và cứng rắn để có thể đem đến thành công cho doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo bán hàng giỏi cần có khả năng giao tiếp, đổi mới, truyền cảm hứng và thiết lập tầm nhìn chung cho đội ngũ bán hàng.
>>>Xem thêm: Marketing Executive là gì? Kỹ năng cần có của người làm Marketing Executive
Mỗi công việc đề có đặc thù và tính chất riêng và Sales Executive cũng không ngoại lệ. Ngoài lương cứng ra thì Sales Executive còn có lương dựa trên doanh số mà họ mang lại cho doanh nghiệp. Chính vì thế, lương của Sales Executive sẽ không cố định. Lương trung bình của Sales Executive sẽ rơi vào khoảng 5 – 15 triệu/tháng. Tuy nhiên, nếu bạn mang về nhiều hợp đồng thì mức lương này sẽ còn cao hơn nhiều.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi Sales Executive là gì. Để trở thành một quản lý bán hàng là điều không hề đơn giản, nó đòi hỏi mỗi cá nhân phải rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm từ những case thực tế trong doanh nghiệp. Tuy nhiên đây lại là nghề có thể thăng tiến nhanh trong công việc và có khả năng tham trực tiệp đến doanh thu của công ty, đây đúng là một nghề nghiệp đáng mơ ước đối với giới trẻ hiên nay.
>>>Xem thêm: Loyalty là gì? Tầm quan trọng của Loyalty Marketing với doanh nghiệp