Sampling là gì và có phải lúc nào cũng có thể áp dụng Sampling Marketing cho doanh nghiệp? Hãy cùng Marketing24h giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết này nhé!
Thời đại công nghệ 4.0 trào dâng như một cơn sóng thần yêu cầu người làm tiếp thị cần biết và vận dụng phù hợp tất cả các chiêu thức Marketing quan trọng. Với những người làm Marketing kinh nghiệm thì thuật ngữ Sampling là gì đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, với những newbie thì Sampling Marketing vẫn là khái niệm khá xa lạ.
Sampling Menthod là một phần của marketing nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, khi vận dụng Sampling Menthod đúng cách, chắc chắn hình thức Marketing này sẽ phát huy tối đa năng lực của nó.
Nội dung
Sampling có thể hiểu là phát sản phẩm mẫu. Đây là hình thức Marketing giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng và cho người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm đó. Đây là hình thức marketing thông minh bởi thông qua hình thức này, doanh nghiệp, công ty có thể thu hồi ý kiến của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể thay đổi, hoạch định chiến lược cho phù hợp. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể quyết định yêu thích sản phẩm và chọn lựa sản phẩm khi Sampling kết hợp Promotion đúng cách.
Định nghĩa Marketing Sampling là gì trên đây chắc hẳn bạn đã nắm được. Hơn thế, Sampling là hình thức Marketing khá quen thuộc với thị trường Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh cô PG trong siêu thị đứng phát sản phẩm dùng thử, cũng như những xe đẩy bắt mắt ngoài đường phố phát sản phẩm miễn phí. Hoạt động này áp dụng cho nhiều lĩnh vực như FMCG, viễn thông…
Hình thức này được thực hiện trực tiếp tại địa điểm ngoài trời thu hút nhiều đối tượng khách hàng ví dụ như bệnh viện, trường học, chung cư, siêu thị… Face to face giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, và trong số đó có đối tượng khách hàng tiềm năng mong muốn. Lấy ví dụ như Nestle muốn chào hàng sản phẩm Matcha tea mới ra mắt dành cho đối tượng học sinh, sinh viên thì trường học và kí túc xá sinh viên có thể là những địa điểm thích hợp đánh đúng đối tượng khách hàng.
Hình thức này thực hiện tốn kém và mất công sức hết Face to Face. Do được mời chào và thực hiện cá nhân hóa giữa doanh nghiệp và khách hàng. Hình thức này cũng yêu cầu nhân viên được đào tạo bài bản hơn và cũng cần vượt qua các bài kiểm tra sát hạch. Tuy nhiên, Door to door không đánh được nhiều mục tiêu khách hàng, và cũng có thể gây ra sai sót trong quá trình chào hàng khi không chọn được khách hàng tiềm năng.
Dưới đây là 10 câu hỏi cơ bản mà Marketer nên giải quyết khi xem xét sử dụng hình thức Sampling như là một phần trong chiến lược tiếp thị của thương hiệu của họ:
Như vậy trên đây là những chia sẻ về khái niệm Sampling là gì? cũng như các hình thức Marketing Sampling là gì? Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp độc giả nắm rõ hơn về Sampling Menthod.