Có lẽ trong rất nhiều ứng dụng nhắn tin hiện nay, Telegram là một trong những ứng dụng được đánh giá cao nhất bởi tính tiện dụng và khả năng bảo mật cao của nó. Telegram không chỉ được ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày khi mọi người nhắn tin cho nhau, mà còn được sử dụng nhiều trong các công ty, tổ chức để giúp các nhân viên trò chuyện, trao đổi công việc nội bộ một cách thuận tiện hơn.
Với những người hay sử dụng Facebook Messenger, WhatsApp,vv… chắc hẳn sẽ không khỏi thắc mắc Telegram là gì mà thu hút người dùng đến thế? Hãy cùng Marketing24h khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
Được biết đến là một ứng dụng với nhiều tính năng đa dạng không giống như diện mạo có phần “đơn giản” bên ngoài của mình, Telegram từ lâu đã nổi lên là một ứng dụng nhắn tin miễn phí với độ bảo mật cao và tốc độ loading cực kỳ ấn tượng. Người ta yêu thích nó đơn giản là vì nó hoạt động siêu nhanh, thiết kế siêu đơn giản mà lại vô cùng đáng tin cậy nữa.
Đặc biệt, bạn có thể sử dụng Telegram trên tất cả các thiết bị của mình cùng một lúc – tức là tất cả các tin nhắn bạn nhận được sẽ được đồng bộ hóa liền mạch trên bất kỳ số điện thoại nào, và trên tất cả các thiết bị từ smartphone (Android & iOS), lẫn máy tính bảng (iPad) và máy tính (Windows & Desktop & Mac).
Tính đến nay, Telegram có hơn 200 triệu người dùng hoạt động trên khắp thế giới (đặc biệt là ở Ấn Độ, Châu Phi, Nga), và khoảng 700.000 người dùng tham gia Telegram mỗi tháng! Nhiều người sẽ thắc mắc rằng, vậy Telegram có giới hạn các loại tệp tin và dung lượng tin nhắn được gửi hay không?
Câu trả lời là ứng dụng này vô cùng linh hoạt trong vấn đề đó. Với Telegram, bạn có thể gửi tin nhắn văn bản thông thường, ảnh, video, tệp âm thanh, tệp văn bản,vv… thuộc bất kỳ đuôi nào từ doc, zip, pdf, mp3,… Đồng thời, ứng dụng này còn cho phép bạn tạo nhóm với tối đa 200.000 người hoặc tạo kênh đăng ký để phát sóng cho một lượng người dùng không giới hạn (bạn có thể hiểu kênh này giống như kênh Youtube vậy).
Giống như WhatsApp hay một số ứng dụng nhắn tin thuần khác, bạn có thể lưu số của người dùng vào danh bạ điện thoại của mình và sau đó nếu muốn tìm kiếm thì chỉ cần tìm kiếm theo tên người dùng của họ. Nó tựa như một ứng dụng có sự kết hợp giữa SMS và email vậy – một ứng dụng nhắn tin đa năng có thể đáp ứng tất cả nhu cầu nhắn tin cá nhân hay với mục đích kinh doanh của bạn. Thật tuyệt vời phải không nào?
Sơ lược tổng quan về Telegram là gì: Sơ lược tổng quan về Telegram:
– Phát hành lần đầu: 14 tháng 8, 2013
– Trụ sở: Luân đôn, Anh Quốc
– Người sáng lập: Nikolai Durov, Pavel Durov, Axel Neff
– CEO: Pavel Durov
– Ngành: Phần mềm
– Sản phẩm: Phần mềm nhắn tin trực tuyến
– Trang web: https://telegram.org/
Câu hỏi đặt ra ở đây là, giữa bao nhiêu ứng dụng, tại sao bạn nên sử dụng Telegram? Marketing24h sẽ “thuyết phục” bạn bằng 11 lý do sau đây.
Khi công nghệ ngày một phát triển và xâm nhập mạnh mẽ vào cuộc sống của chúng ta, người ta bắt đầu lo lắng về vấn đề quyền riêng tư hơn là những lợi ích mà nó có thể đem lại. Những “gã khổng lồ” về Internet như Facebook hay Google đã khiến người dùng bức xúc và lo lắng trong nhiều năm gần đây, vì những phát ngôn hời hợt và thiếu trách nhiệm về quyền riêng tư của họ khi sử dụng ứng dụng.
Bộ phận Marketing của các ông lớn này đã thành công thuyết phục được công chứng rằng, điều quan trọng nhất về quyền riêng tư là khi người dùng được phép ẩn các bài đăng công khai, và như thế thì người khác sẽ không thể nhìn thấy dữ liệu của họ. Nhưng thực tế thì đây chỉ đơn giản là một chiêu “tung hỏa mù” của những ông lớn ngành công nghệ, và nó chỉ có tác dụng làm dịu đi “cơn giận” của người dùng mà thôi; trong khi chẳng thay đổi gì việc họ sẽ “bán” các dữ liệu này cho các marketers hay bên thứ ba nào khác.
Nhưng với Telegram thì khác. Ứng dụng nhắn tin miễn phí được xây dựng bởi anh em nhà Dorov, những người đứng sau Vkontakte – mạng xã hội lớn nhất tại nước Nga – lại có quan điểm hoàn toàn khác về quyền riêng tư. Họ nghĩ rằng hai thành phần quan trọng nhất của quyền riêng tư nên là:
Đây là điều mà mọi người nên quan tâm, đồng thời cũng là những ưu tiên hàng đầu của những nhà sáng lập ứng dụng này. Mục đích của Telegram là tạo ra một người đưa tin thực sự miễn phí, và đảm bảo không có những cảnh báo thông thường. Điều này có nghĩa là thay vì chuyển hướng công chúng chú ý vào các cài đặt không quá quan trọng, hay không có ảnh hưởng đến họ, thì Telegram sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư đang thực sự tồn tại và gây ảnh hưởng lớn đến người dùng trong thế giới hiện đại.
Điều này lý giải cho việc tại sao khi vừa ra mắt vào năm 2013, Telegram đã được nhiều trang công nghệ lớn đánh giá là “dịch vụ nhắn tin miễn phí tốt nhất thế giới”. Thậm chí, nhà sáng lập Nikolai Durov còn vô cùng tự hào với khả năng bảo mật theo cơ chế mã hóa đầu cuối của mình, ông cho rằng đây là ứng dụng nhắn tin bảo mật nhất thế giới, không ai có thể xâm phạm để xem trộm các nội dung tin nhắn được.
Telegram là gì? Có lẽ là không ngoa khi nói vậy vì thực sự Telegram đạt được mức độ bảo mật vô cùng ấn tượng. Ứng dụng này không yêu cầu tên hiển thị của bạn phải là tên thật, đồng thời khi bật xác minh 2 bước cho tài khoản của mình hoặc lưu trữ tài liệu bằng tính năng Telegram Passport, bạn có thể chọn thiết lập email khôi phục mật khẩu.
Địa chỉ email này sẽ chỉ được sử dụng để gửi cho bạn mã khôi phục mật khẩu nếu bạn quên. Và tất nhiên, sẽ không kèm quảng cáo hay tính năng “Remember me” nhảm nhí vẫn thường có trên một số ứng dụng nhắn tin khác.
Một điều đặc biệt quan trọng khác khiến Telegram nổi trội hơn các ứng dụng nhắn tin còn lại đó là nó là một dịch vụ đám mây. Ứng dụng này lưu trữ tin nhắn, ảnh, video và tài liệu từ các cuộc trò chuyện đám mây của bạn trên máy chủ, từ đó giúp bạn có thể truy cập dữ liệu từ bất kỳ thiết bị nào của mình trong bất cứ lúc nào mà không cần phải phụ thuộc vào bản sao lưu của bên thứ ba.
Tất cả dữ liệu được lưu trữ bằng mã hóa cao và các khóa mã hóa trong mỗi trường hợp được lưu trữ trong một số trung tâm dữ liệu khác ở các khu vực pháp lý khác nhau. Bằng cách này, các kỹ sư địa phương hoặc những kẻ xâm nhập đều không thể truy cập vào dữ liệu người dùng.
Ngoài ra, ứng dụng còn có các tính năng bảo mật khác. Từ menu Cài đặt, bạn có thể chọn xóa mọi thông tin thanh toán hoặc giao hàng được gửi trong tất cả các cuộc trò chuyện mà bạn có. Hay tùy chọn để hủy tài khoản của bạn và tất cả dữ liệu liên quan nếu bạn không sử dụng nó trong hơn sáu tháng – trong trường hợp bạn quên tự thực hiện.
Quả thật, với những ai đề cao quyền riêng tư, thì Telegram sẽ là một lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Thêm một điểm hấp dẫn khác dành cho người dùng Telegram khi họ không cần phải lo lắng về dung lượng ổ đĩa trên thiết bị của mình. Với sự hỗ trợ đám mây của Telegram và các tùy chọn quản lý bộ nhớ cache, Telegram có thể chiếm gần như không dung lượng trên điện thoại của bạn.
Telegram cung cấp dung lượng lưu trữ không giới hạn. Có nghĩa là tất cả tin nhắn văn bản, tệp phương tiện hình ảnh và tài liệu của bạn sẽ được lưu trên đám mây của họ. Bạn có thể đăng xuất và đăng nhập không giới hạn số lần, cũng như không giới hạn thiết bị một cách đồng thời mà không lo bị mất bất kỳ dữ liệu nào, hay phải lo lắng về việc sao lưu và khôi phục,… Bạn có thể kiểm tra ngay với các phiên hoạt động hiện tại của mình, xem bạn đã đăng nhập trên thiết bị nào. Dù là ở đâu, với bất kỳ tập tin nào, bạn cũng có thể tải về được mọi lúc mọi nơi.
Người dùng có thể chọn nén hình ảnh và video trước khi gửi hoặc gửi phiên bản không nén.
Số lượng thành viên tối đa trong một nhóm công khai ở Telegram là 200. Nhưng bạn cũng có thể “upsize” con số này lên 5000 với việc chuyển sang chế độ Siêu nhóm, đồng thời cũng sẽ được thêm một số tính năng giá trị khác.
Như đã nói ở trên, người dùng có thể không sử dụng tên thật khi dùng Telegram. Ngoài ra, để trò chuyện với một người khác, bạn có thể nhấn chọn “Gửi tin nhắn” mà không cần phải hỏi xin số điện thoại liên lạc của họ. Điều này giúp đảm bảo quyền riêng tư của số liên lạc người dùng.
Kênh có cấu trúc tương tự với các nhóm nhưng khác ở chỗ là có thể chứa lượng thành viên không giới hạn. Ngoài ra, kênh còn được cấu tạo tựa như một kênh Youtube với khả năng kiếm tiền không hề nhỏ. Người tạo kênh có thể quyết định ai có thể đăng bài và các thành viên khác có thể xem bài đăng đó.
Người dùng có thể sử dụng Telegram trên bất kỳ thiết bị và nền tảng nào, và đặc biệt hơn là, có thể sử dụng cùng một lúc. Telegram có các ứng dụng dành cho iOS (9.0 trở lên), Android (4.1 trở lên) và Windows Phone. Bạn cũng có thể sử dụng phiên bản web của Telegram hoặc cài đặt một trong các ứng dụng dành cho máy tính để bàn dành cho Windows, macOS và Linux.
Trò chuyện bí mật là một tính năng đặc biệt khác của Telegram. Các cuộc trò chuyện bí mật đều được sử dụng mã hóa đầu cuối. Điều này có nghĩa là tất cả dữ liệu được mã hóa bằng khóa mà chỉ có bạn và người nhận biết được nội dung được gửi. Thậm chí cả những nhà điều hành Telegram cũng không có quyền truy cập trực tiếp vào thiết bị của bạn để tìm hiểu nội dung được gửi trong những tin nhắn đó, chứ đừng nói là những người khác.
Telegram cũng không lưu trữ các cuộc trò chuyện bí mật của bạn trên máy chủ của họ, cũng không giữ bất kỳ nhật ký nào cho các tin nhắn trong các cuộc trò chuyện bí mật. Chính vì thế, sau một thời gian ngắn, họ sẽ không còn biết ai hoặc khi nào bạn đã nhắn tin qua các cuộc trò chuyện bí mật ấy. Vì những lý do tương tự, các cuộc trò chuyện bí mật sẽ không khả dụng trên đám mây – và bạn chỉ có thể truy cập các tin nhắn đó từ một thiết bị duy nhất.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể cài đặt bộ đếm thời gian để tự hủy tin nhắn đó. Đến thời gian chỉ định, tin nhắn ấy sẽ tự động bị xóa.
Telegram là gì? Để giải thích cho điều này, Telegram nói rằng, khi bạn gửi ảnh, video hoặc tệp qua các cuộc trò chuyện bí mật, trước khi được tải lên, mỗi mục được mã hóa bằng một khóa riêng biệt mà máy chủ không biết. Sau đó, khóa này và vị trí của tệp được mã hóa một lần nữa, bằng khóa của cuộc trò chuyện bí mật – và được gửi đến người nhận của bạn. Sau đó, người nhận sẽ tải xuống và giải mã tệp.
Điều này có nghĩa là về mặt kỹ thuật, tệp nằm trên một trong các máy chủ của Telegram, nhưng nó giống như một tin rác không thể giải mã, ngoại trừ bạn và người nhận. Và Telegram sẽ định kỳ xóa những dữ liệu này khỏi máy chủ để tiết kiệm dung lượng đĩa.
Bots được chia làm 2 kiểu, Bots được tạo bởi Telegram vàbằng cách sử dụng Telegram Bot API.
Phiên bản mới nhất của telegram có hỗ trợ cuộc gọi thoại.
Người dùng có thể gửi bất kỳ loại tệp nào thông qua Telegram. Whatsapp giới hạn video, hình ảnh và tệp loại tài liệu. Điều này không hề thuận tiện đối với người dùng cao cấp. Telegram sẽ giúp bạn chia sẻ số lượng ảnh, video và tệp không giới hạn (doc, zip, mp3,…) lên đến 2GB cho mỗi thiết bị. Và nếu bạn không muốn lưu trữ tất cả dữ liệu đó trên thiết bị của mình, bạn luôn có thể giữ nó trên đám mây.
Người dùng trên telegram có thể đăng nhập trên nhiều thiết bị cùng lúc và có thể nhận tin nhắn trên tất cả các thiết bị.
Họ cũng có thể nhớ phiên của họ trên các trình duyệt. Đây là một tính năng thú vị.
Ngoài ra, từ ngày 24/3/2019, bất kỳ tin nhắn nào, từ bất kỳ thời điểm nào, bạn có thể xóa từ cả hai phía người nhận lẫn người gửi. Thêm vào đó, tùy chọn “chuyển tiếp ẩn danh” đảm bảo rằng, khi được bật, chỉ tên của bạn được hiển thị nếu có ai đó chuyển tiếp tin nhắn của bạn. Tên sẽ không liên kết trở lại tài khoản của bạn. Telegram cũng sẽ cung cấp nhiều biểu tượng cảm xúc và GIF đa dạng hơn.
Vậy với một ứng dụng nhắn tin đơn giản chứa nhiều tính năng độc đáo, hấp dẫn như vậy, liệu rằng việc cài đặt và sử dụng nó có đơn giản thế không. Cùng theo dõi hướng dẫn đăng ký và sử dụng Telegram dưới đây nhé!
Bạn có thể tải xuống ứng dụng Telegram cho bất kỳ nền tảng nào bạn muốn:
Lưu ý: Trước khi sử dụng các phiên bản Telegram dành cho máy tính để bàn, bạn sẽ phải cài đặt nó trước trên điện thoại.
Bước 1: Quy trình đăng ký sử dụng Telegram sẽ bắt đầu bằng việc bạn cung cấp số điện thoại hệ thống.
Bước 2: Telegram sẽ gọi điện đến số điện thoại của bạn để xác nhận bạn đã đăng ký thành công. Tuy nhiên, lời khuyên là bạn đừng chấp nhận cuộc gọi đó.
Bước 3: Sau một vài giây, hệ thống sẽ tự động gửi một tin nhắn SMS đến điện thoại của bạn. Sau đó, Telegram sẽ tự động sử dụng nó để hoàn tất đăng ký
Bước 4: Cấp quyền cho Instagram (hoặc không) để truy cập vào bluetooth hoặc các phương tiện media khác trong thiết bị.
Bước 5: Sau khi hoàn tất 4 bước trên, bạn đã thành công “bước vào” thế giới ứng dụng này. Nhưng đừng quên bước cài đặt bảo mật sau đây. Nhấn vào phần menu ở góc trên cùng bên trái để tiến hành thêm mật khẩu bổ sung và xác thực hai yếu tố: chọn Cài đặt> Quyền riêng tư & Bảo mật> Khóa mật mã. Sau đó, thiết lập Xác minh hai bước trong cùng phần Quyền riêng tư & Bảo mật.
Sau khi cài đặt xong phiên bản ứng dụng trên điện thoại, nếu bạn muốn cài thêm phiên bản trên ứng dụng Windows, macOS, Chrome hay phiên bản Web, hãy bắt đầu cài đặt luôn nhé.
Telegram có lẽ thuộc nhóm các ứng dụng nhắn tin có giao diện đơn giản và dễ dàng sử dụng nhất trên thế giới.
Bạn cũng có thể nhấp vào menu ba chấm ở góc trên cùng bên phải của cuộc trò chuyện bí mật để thiết lập bộ hẹn giờ tự hủy. Điều này có nghĩa là mọi tin nhắn bạn đã gửi sẽ có thời gian hết hạn trước khi nó biến mất khỏi cuộc trò chuyện. Bộ hẹn giờ có thể được đặt trong phạm vi từ 1 giây đến 1 tuần.
Câu trả lời là Có. Thậm chí còn có nhiều cách để bạn có thể kiếm tiền.
Cho dù bạn là người bán hàng qua các trang thương mại điện tử (Amazon, Aliexpress, Flipkart) hay có thương hiệu của riêng mình, thì bạn luôn có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ cho một lượng lớn đối tượng đã đăng ký trên Telegram và có được khách hàng mới thông qua nền tảng xã hội này.
Về cơ bản, nó giống như việc chạy trên các social media khác (Facebook, Instagram), nhưng bạn sẽ có tỷ lệ tương tác cao hơn nhiều. Đặc biệt, người dùng theo dõi bạn sẽ nhận được thông báo liên tục về các bản cập nhật mới nhất.
Những người dùng này sẽ không bỏ lỡ các ưu đãi bạn đưa ra. Tất nhiên, khi sở hữu càng nhiều thành viên trong kênh, thì cơ hội bạn có được khách hàng mới trực tuyến và kiếm tiền trên Telegram càng cao.
Đăng quảng cáo trên kênh Telegram là một trong những cách phổ biến nhất để kiếm tiền từ nền tảng này. Nếu bạn có hơn 50k thành viên, bạn có thể dễ dàng bán bất kỳ bài đăng quảng cáo nào cho các chủ sở hữu kênh Telegram khác. Tính phí hàng giờ hoặc hàng ngày và nhận tiền, đơn giản vậy thôi.
Khi kênh càng có nhiều người đăng ký, thì giá bạn có thể đưa ra cũng càng cao hơn. Mọi người có thể kiếm được tới 500-700 đô la mỗi tháng bằng cách quảng cáo các kênh và sản phẩm khác. Nhưng để có được kết quả đó, kênh đó phải có nội dung tốt để các thành viên và người theo dõi tương tác nhiều hơn với mọi nội dung.
Nó tựa như mấy nền tảng trả phí như Netflix vậy. Bạn sẽ có một kênh công khai có một lượng lớn người theo dõi và một kênh riêng với các nội dung “xịn sò” hơn. Các thành viên trả phí đăng ký thường xuyên sẽ được phép tham gia vào kênh riêng tư này. Bạn có thể tính phí mọi người hàng tháng và nhận được thu nhập không đổi.
>>> Có thể bạn quan tâm: Netflix là gì
Kiếm tiền trên telegram là gì? Cách kiếm tiền cuối cùng và thú vị không kém chính là bán kênh. Nếu có đủ một lượng thành viên nhất định đăng ký kênh, bạn có thể bán kênh đó cho người khác. Hãy ra một mức giá tốt và bạn sẽ kiếm được một số tiền lớn bằng cách chuyển quyền sở hữu cho một khách hàng tiềm năng nào đó. Sau đó, bạn có thể tạo một kênh khác, phát triển kênh… và bán lại!
Đó là một hoạt động kinh doanh hoàn toàn khác biệt trên Telegram mà ít có ở các nền tảng hay ứng dụng nào khác. Thu nhập từ một kênh có thể dễ dàng đạt được từ $50 đến $500. Số lượng thành viên càng cao, tỷ lệ tương tác càng tốt thì giá của kênh càng cao.
Nhưng để có được thu nhập tốt cho dù bạn tự bán nội dung, quảng cáo hay kênh riêng tư, bạn cần có được số lượng người đăng ký Telegram cao. Phép toán rất đơn giản: nhiều thành viên hơn = nhiều thu nhập hơn. Nhưng để có lượng thành viên đăng ký cao cũng không quá khó khăn, bạn có thể chia sẻ kênh với bạn bè của mình, thực hiện quảng cáo chéo trên các kênh khác, quảng cáo trả phí hoặc dùng tiền để mua thành viên.
Kết
Mặc dù hiện nay, Telegram vẫn chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam khiến nhiều người Việt hay phải tự hỏi “Telegram là gì?” mỗi khi nghe thấy tên của ứng dụng này. Nhưng Marketing24h tin chắc rằng trong tương lai Telegram sẽ được sử dụng phổ biến hơn trên thị trường Việt Nam, và được người dùng Việt yêu thích bởi các tính năng và sự tiện dụng của nó.