Thị trường mục tiêu là gì? Vai trò và ý nghĩa mà bạn cần nắm rõ

Ngày đăng: 26/08/2021

Khi một doanh nghiệp bắt đầu khởi động hoạt động đầu tư, họ cần biết được thị trường mục tiêu là gì, có như vậy mới có thể xây dựng mục tiêu đúng đắn và hiệu quả.

Hiểu được thị trường mục tiêu là gì giúp doanh nghiệp chiếm được thế chủ động trong việc xâm nhập thị trường. Thật vậy, thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu có mối quan hệ mật thiết. Hãy cùng Marketing24h tìm hiểu hơn về chiến lược thị trường mục tiêu và cách xây dựng chiến lược trong bài viết này.

Thị trường mục tiêu là gì? 

Thị trường mục tiêu (Target market) là cụm từ dùng để chỉ nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm. Khách hàng mục tiêu là những người doanh nghiệp hướng đến khi sản xuất một loại hàng hóa cụ thể. 

Thị trường mục tiêu (Target market) là cụm từ dùng để chỉ nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm.
Thị trường mục tiêu (Target market) là cụm từ dùng để chỉ nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm

>>> Xem thêm: Chiến lược thâm nhập thị trường (Market penetration) là gì?

Doanh nghiệp sẽ xây dựng những chiến lược tiếp thị dựa trên insight của nhóm khách hàng này. Chỉ khi nắm rõ thị trường mục tiêu là gì, doanh nghiệp mới có thể:

  • Sản xuất ra sản phẩm mà người tiêu dùng thật sự cần.
  • Xác định giá sản phẩm phù hợp.
  • Thực hiện phương pháp phân phối phù hợp với thói quen mua sắm của đối tượng khách hàng chính.
  • Đưa ra chiến lược tiếp cận khách hàng phù hợp.

Vai trò quan trọng của việc xác định thị trường mục tiêu là gì?

Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần sản phẩm tốt là có thể được nhiều người đón nhận. Tuy nhiên, dù sản phẩm có tốt đến đâu cũng không thể được nhiều người biết đến nếu không thực hiện tiếp thị và quảng cáo. 

Do vậy, bạn cần xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Sau đó dùng nguồn dữ liệu này để xây dựng phương án tiếp thị phù hợp. Việc thu nhỏ đối tượng tiếp thị giúp như việc mài dũa một mũi tên, giúp bạn dễ dàng nhắm trúng đích hơn. Ai cũng biết rằng việc marketing tràn lan sẽ tốn rất nhiều chi phí. 

Khách hàng mục tiêu cũng giống như người yêu của bạn. Người yêu này phải rõ ràng, cụ thể, thì bạn mới có thể dễ dàng tìm hiểu mong muốn của người yêu. Từ đó, bản thân có thể thể cải thiện nhiều hơn và trở thành người yêu hoàn hảo.

Ý nghĩa của việc xác định thị trường mục tiêu là gì?

Tạo cơ hội để hoàn thiện sản phẩm

Là một nhà sản xuất, bạn cần hiểu rằng một sản phẩm, dịch vụ cần được cải thiện dần dần để hài lòng hơi nhu cầu của khách hàng. Khách hàng mục tiêu sẽ cho bạn biết:

  • Những điều mà họ mong muốn.
  • Ưu và nhược điểm của sản phẩm.
  • Tính năng của sản phẩm mà bạn muốn cải thiện.
Thị trường mục tiêu (Target market) giúp tạo cơ hội để hoàn thiện sản phẩm
Thị trường mục tiêu (Target market) giúp tạo cơ hội để hoàn thiện sản phẩm

>>> Xem thêm: Market share là gì? Làm sao để gia tăng thị phần

Dễ dàng đạt được kỳ vọng kinh doanh

Hiểu được khách hàng, bạn có thể dự đoán chính sát nhu cầu của họ về sản phẩm. Việc tính toán sơ bộ lượng khách hàng tiềm năng  giúp doanh nghiệp đặt ra mục tiêu kinh doanh phù hợp. Tránh trường hợp kỳ vọng quá lớn nhưng lại rơi vào trường hợp “mình voi đuôi chuột”.

Nhờ tính toán đúng quy mô thị trường, doanh nghiệp có thể thiết kế chiến dịch quảng bá phù hợp với kinh phí tối ưu. Vai trò của việc xác định thị trường mục tiêu là gì, là giúp bạn xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh với quy mô phù hợp hơn.

Thực hiện những quảng cáo dễ đi vào lòng người hơn

Việc hiểu được insight của khách hàng giúp bạn đưa ra những thông điệp “động lòng người” hơn. Hiểu biết về khách hàng và phương thức tiêu tiền của bạn, bạn sẽ dễ dàng đặt họ trong phân khúc sản phẩm phù hợp.

Xây dựng quảng cáo dựa trên những thông tin thu thập được từ thị trường mục tiêu là gì? LÀ cho ra đời những thông điệp sâu sắc dựa trên những băn khoăn, trăn trở, lo âu của người khách hàng.

Bạn nên hiểu rằng, bạn không thể đưa ra một thông điệp “đâm” trúng tim đen của tất cả mọi người. Vì vậy, chỉ cần chú trọng vào nhu cầu thực tế của nhóm khách hàng tiềm năng.

>>> Xem thêm: KPI là gì? Quy trình chung xây dựng hệ thống chỉ số KPI nên biết

Chinh phục khách hàng đúng cách

Có nhiều phương pháp tiếp cận khách hàng. Bạn có thể tiếp cận thông qua quảng bá trực tuyến, tiếp cận thông qua mạng xã hội hoặc thư điện tử,…

Tùy vào sản phẩm và đối tượng khách hàng trong thị trường mục tiêu là gì, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp nhất. Ví dụ, đối tượng khách hàng của bạn là những người trẻ và yêu thích mạng xã hội, bạn nên lựa chọn phương thức tiếp thị thông qua mạng xã hội để có thể tiếp cận tốt hơn.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh với chiến lược STP

Chiến lược STP giúp bạn trả lời câu hỏi thị trường mục tiêu là gì mục cách hiệu quả. Nhờ vào STP, các doanh nghiệp có thể xác định thị trường mục tiêu một cách khoa học. Nhờ vậy xây dựng chiến lược kinh doanh tối ưu.

Xác định phân khúc thị trường – Segmentation

Dựa vào thị trường không đồng nhất ban đầu với đông đảo người với nhu cầu và sở thích khác nhau, doanh nghiệp tiến hành lọc ra nhóm khách hàng tiềm năng đồng nhất về:

  • Độ tuổi.
  • Nhân khẩu học.
  • Thu nhập.
  • Sở thích.
  • Mức nhu cầu trong tháp Maslow.
target-market-thi-truong-muc-tieu-la-gi-marketing24h
Sử dụng tháp nhu cầu Maslow để xác định thị trường mục tiêu

>>> Xem thêm: Tháp nhu cầu Maslow là gì? Cách ứng dụng trong cuộc sống

Xác định được thị trường mục tiêu là gì bạn dễ dàng thay đổi chiến lược kinh doanh và tiếp thị sao cho phù hợp. Phát hiện và nắm bắt được những đặc điểm của thị trường giúp bạn đưa ra những chiến dịch táo bạo và hiệu quả. Bạn có thể xác định phân khúc của thị trường dựa vào các gợi ý sau đây:

  • Xác định phân khúc thị trường theo phạm vi địa lý.
  • Xác định phân khúc thị trường theo yếu tố nhân khẩu học.
  • Xác định phân khúc thị trường theo xã hội học.
  • Xác định phân khúc thị trường dựa trên hành vi của người tiêu dùng.
  • Xác định phân khúc thị trường theo đặc điểm tâm lý của khách hàng mục tiêu.

Xác định độ hấp dẫn của thị trường – Targeting

Từng phân khúc thị trường sẽ có lượng khách hàng khác nhau. Doanh nghiệp cần hiểu được thế mạnh của mình nằm ở phân khúc nào. Từ đó, nắm bắt được số lượng khách hàng tiềm năng trong phân khúc. Nhờ vậy có thể phân bổ nguồn lực trong sản xuất, kinh doanh hợp lý hơn.

Định vị sản phẩm trên thị trường – Positioning

Cụm từ định vị sản phẩm là thuật ngữ rất phổ biến trong ngành marketing. Định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp biết được thuộc tính của sản phẩm và giá trị mà sản phẩm có thể mang lại có khách hàng.

Định vị sản phẩm cũng giúp bạn nhanh chóng xác định nhóm khách hàng tiềm năng nhất. Chỉ khi xác định được thị trường mục tiêu là gì doanh nghiệp của bạn mới có thể xác định một chiến thuật kinh doanh đúng đắn, đánh đâu thắng đó.

>>> Xem thêm: Tăng doanh thu hiệu quả nhờ 6 chiến lược giá trong marketing

Chiến lược marketing hiệu quả giúp tiếp cận thị trường mục tiêu là gì?

Các chiến lượng marketing hướng đến khách hàng mục tiêu sẽ được xây dựng dựa trên tính cách, lối sống và thói quen của khách hàng. Vậy marketer có thể áp dụng phương pháp nào, hãy để mình tiết lộ đến đến bạn.

Chiến lược marketing không phân biệt

Đây là phương thức marketing được ứng dụng hiệu quả khi bạn chưa có bất kỳ kiến thức nào về thị trường. Đối với phương thức này, bạn sẽ bán cho tất cả mọi người cùng một loại hàng hóa. 

Chiến lược này nên được áp dụng cho những loại hàng hóa không phân cấp, một loại hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều người. Trong chiến dịch marketing không phân biệt, việc xây dựng thương hiệu sẽ được chú trọng nhất.

Chiến lược tiếp cận thị trường mục tiêu là gì, là hướng đến việc quảng cáo thông qua các phương tiện marketing đại chúng như TV, radio, báo chí nổi tiếng. Coca cola trong giai đoạn đầu cũng thực hiện chiến lược marketing này để thúc đẩy việc kinh doanh cho sản phẩm của mình.

target-market-thi-truong-muc-tieu-la-gi-marketing24h
Chiến lược marketing hiệu quả giúp tiếp cận thị trường mục tiêu hiệu quả hơn

>>> Xem thêm: 6 Ví dụ về chiến lược Marketing nổi tiếng của các thương hiệu

Chiến lược marketing phân biệt

Doanh nghiệp sẽ thực hiện tìm hiểu sâu về thị trường, họ hiểu được các phân khúc khác nhau và nhu cầu của khách hàng ở từng phân khúc đó. Doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau và đặt vào đó nhu cầu của từng nhóm khách hàng. 

Marketing không phân biệt là một trong những phương pháp tăng doanh số hiệu quả. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp cần chuẩn bị một khoảng đầu tư lớn vào:

  • Nghiên cứu, phát triển sản phẩm.
  • Chi phí sản xuất sản phẩm của tăng do phải sản xuất nhiều loại hàng hóa cùng một lúc.
  • Chi phí marketing cũng theo đó tăng lên vì bạn phải thực hiện kế hoạch tiếp thị cho từng dòng sản phẩm.
  • Chi phí dự trữ sẽ tốn kém hơn vì mỗi loại hàng hóa sẽ có nhu cầu đặc trưng về bảo quản.

Chiến lược marketing tập trung

Marketing tập trung trên thị trường mục tiêu là gì, là việc doanh nghiệp lựa chọn tập trung vào một nhóm khách hàng hay một thị trường nào đó. Thông thường, họ sẽ lựa chọn tiếp cận đến một hay một vài thị trường nhỏ. Họ sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nhỉ nhờ đáp ứng tối đa nhu cầu, thị hiếu của nhóm khách hàng này.

Khi lựa chọn chiến lược này, họ sẽ đảm nhận cả vấn đề phương phối sản phẩm. Tuy có được lợi thế tối đa chi phí, tuy nhiên, họ sẽ đối mặt với nguy cơ thị hiếu của khách hàng thay đổi và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

Chiến lược marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp trên thị trường mục tiêu là gì? Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp cần xây dựng sẵn data khách hàng. Các thông tin đó là: Số điện thoại, email, địa chỉ nhà,… Chiến lược marketing trực tiếp được áp dụng rất hiệu quả trong ngành bảo hiểm và giáo dục.

Tổng kết

Hiểu được thị trường mục tiêu là gì rất quan trọng. Nó có vai trò quyết định trong việc xác định chiến lược và xây dựng kế hoạch kinh doanh. Nói tóm lại, xác định thị trường là bước đầu tiên khi doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường.

>>> Xem thêm: 4P trong marketing là gì? Giải mã chiến lược Marketing của Starbuck


Sở thích ngồi viết blog cá nhân và cập nhật bài viết trên Marketing24h. Ngoài ra mình còn rất thích chơi thể thao :D