Nói đến chiến dịch quảng cáo digital marketing không thể không nói tới 2 ông lớn Facebook và Google. Và các doanh nghiệp lớn nhỏ đều lên kế hoạch sử dụng kênh Marketing Online trên 2 kênh lớn này, bởi nhận thấy được những hiệu quả vượt trội mà kênh quảng cáo này mang lại. Hơn nữa trong một bối cảnh ngày càng nhiều thông tin và quảng cáo tranh dành sự chú ý rất hạn chế của mỗi Khách Hàng của chúng ta, để xây dựng một chiến dịch quảng cáo hiệu quả là một công việc Không hề hễ và cần phải được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng với một sự đầu tư hợp lý về thời gian, con người và tiền bạc.
⛔ Làm thế nào để xây dựng một chiến lược Online Marketing tổng thể hiệu quả cho doanh nghiệp?
⛔ Nhưng phải bắt đầu từ đâu? Đi theo những bước marketing như thế nào?
Trước khi chúng ta xây dựng một chiến lược quảng cáo sản phẩm hay một kế hoạch truyền thông thì chúng ta phải hiểu rõ được chiến dịch quảng cáo là gì? Từ đó có thể đem về hiệu quả tốt nhất.
Hiện nay, có hai hình thức quảng cáo phổ biến nhất và được sử dụng thường xuyên chính là quảng cáo đơn lẻ và chiến dịch quảng cáo. Hai hình thức quảng cáo này cũng gần tương đồng với nhau. Tuy nhiên quảng cáo đơn lẻ (one shot) lại có mức độ nhỏ hơn đồng thời cũng hạn chế về ý tưởng triển khai. Hơn nữa, các quảng cáo đơn lẻ thường được sử dụng để thông báo về các chương trình giảm giá, giới thiệu sản phẩm mới hoặc các sự kiện của thương hiệu. Chúng ta có thể bắt gặp quảng cáo đơn lẻ tại rất nhiều nơi như quảng cáo OOH ngoài trời, banner các website, hay trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter,…
Mở rộng hơn, trong chiến dịch quảng cáo có rất nhiều mẫu quảng cáo, các mẫu quảng cáo này đều phục vụ cho việc thể hiện một thông điệp chung nhất (big concept) mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng. Những quảng cáo trong cùng một chiến dịch sẽ được quảng cáo trên rất nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như mạng xã hội, TVC hay trình chiếu ngoài trời…
Mục đích của các chiến dịch quảng cáo là truyền tải một thông điệp chung nhất đến cho người dùng để thực hiện mục tiêu truyền thông cụ thể của thương hiệu.
Xây dựng một Chiến Dịch Quảng Cáo hiệu quả cho một thương hiệu, việc đầu tiên cần phải thực hiện là xác định được mục tiêu của quảng cáo mà chúng ta sẽ triển khai. Một quảng cáo có thể được thực hiện với những chủ đích khác nhau như để tăng doanh số bán hàng, để tạo uy tín cho thương hiệu, để tạo chú ý cho thương hiệu luôn có mặt hoặc để nhắc nhở thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Để xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả phải trải qua 9 giai đoạn như sau :
Xác định rõ ràng mục tiêu doanh nghiệp hoặc bất kỳ mục tiêu nào cho chiến dịch quảng cáo là vô cùng quan trọng. Hãy tự hỏi bản thân rằng: Doanh nghiệp cố gắng đạt được điều gì với hoạt động quảng cáo? Đừng chỉ nói chung chung rằng bạn muốn tăng trưởng doanh thu, bởi lẽ doanh nghiệp nào cũng muốn doanh thu của mình tăng lên. Chính vì vậy, mục tiêu của bạn cần phải cụ thể hơn thế. Bạn có thể sử dụng phương pháp SMART để xác định mục tiêu chính xác hơn. Một Mục tiêu SMART là một mục tiêu mang tính cụ thể (S-Specific), đo lường được (M-Measurable), có khả năng thực hiện (A-Achievable), mang tính thực tế (R-Realistic) và có giới hạn thời gian (T-Timetable). Bạn có thể cân nhắc 5 mục tiêu quảng cáo khác nhau dưới đây mà tìm cách lồng ghép các mục tiêu SMART xoay quanh nó:
Bước tiếp theo trong việc quảng cáo doanh nghiệp chính là quyết định xem bạn sẽ quảng bá cho yếu tố gì, bạn có thể lựa chọn trong danh sách các yếu tố dưới đây:
Bất kể bạn quảng bá yếu tố gì thì nó cũng cần tương thích với mục tiêu của bạn. Lấy ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là thúc đẩy bán hàng theo mùa hoặc tung ra một sản phẩm mới, trọng tâm của bạn có thể là quảng bá một sự kiện hoặc sản phẩm cụ thể, chứ không phải quảng bá cho toàn bộ doanh nghiệp. Còn nếu bạn là một công ty nội thất đang muốn tăng doanh số, thì bạn có thể phát huy khả năng của cả một nhóm các sản phẩm và dịch vụ liên quan để thu hút khách hàng mục tiêu. Ví dụ, tu sửa nhà bếp, tủ, mặt đá granite ….
Xác định đối tượng khách hàng mà bạn muốn tiếp cận một cách chính xác. Mục tiêu ở đây không chỉ đơn thuần là “thêm người mua” hoặc “người tiêu dùng” mà cần cụ thể hơn thế. Bạn cần phát triển được persona của người mua trong các mục tiêu mà bạn muốn tiếp cận với quảng cáo. Persona của người mua hiểu đơn giản là những đại diện cho khách hàng mục tiêu lý tưởng của doanh nghiệp. Persona thông thường bao gồm: Nhân khẩu học, sở thích, thói quen, những thách thức họ đang muốn giải quyết, thu nhập v.v…
Khi thiết lập các chiến dịch quảng cáo cho doanh nghiệp nhỏ, việc tìm đúng nhóm khách hàng là vô cùng quan trọng. Dự đoán xem những nơi mà khách hàng mục tiêu của bạn thường dành thời gian của họ cũng như cập nhật thông tin. Dạng hoạt động gì thu hút họ tương tác, cũng như sở thích hàng ngày của họ là gì? Làm thế nào để họ nghiên cứu mua hàng? Hiểu những điều này giúp xác định cách tìm người trong đối tượng mục tiêu của bạn.
Những hình thức quảng cáo như billboard, quảng cáo trên TV hay tạp chí có thể giúp tiếp cận đến lượng lớn khách hàng, tuy nhiên câu hỏi thực sự quan tâm ở đây là: Trong số đó có bao nhiêu là khách hàng tiềm năng CỦA bạn? Việc lựa chọn hướng tiếp cận rộng có thể vô cùng lãng phí và khiến bạn tiếp cận sai đối tượng. Hãy nhìn lại persona của người mua để tìm ra hình thức quảng cáo phù hợp nhất với nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Hiện nay đã xuất hiện những hình thức quảng cáo trực tuyến, cho phép các Marketer có thể “chạm” tới đúng nhóm khách hàng mục tiêu. Minh chứng là việc quảng cáo trên Facebook cho phép bạn xác định đối tượng quảng cáo thông qua sở thích hoặc yếu tố nhân khẩu học. Hoặc với Google Adwords là sử dụng các từ khóa để thu hút người mua thường xuyên tìm kiếm về sản phẩm của bạn. Dù vậy, quảng cáo trực tuyến cũng có thể rất đắt đỏ và cũng không có gì khẳng định 100% hình thức này sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Nếu bạn là một doanh nghiệp tại địa phương và muốn thu hút người dân tới trải nghiệm thì tặng phiếu mua hàng hoặc quảng cáo tại bảng tin cộng đồng là phương pháp hợp lý để “chạm” tới khách hàng địa phương hơn.
Sẽ có một số dạng quảng cáo có thể vận hành ngay lập tức, một số khác lại yêu cầu việc lên kế hoạch chi tiết từ trước. Bạn cần kết quả nhanh như thế nào? Nhiều doanh nghiệp muốn kết quả ngay lập tức. Nhưng không phải tất cả các loại quảng cáo cũng có thể đem đến kết quả ngay.
Lấy ví dụ, nếu bạn đang chạy một chương trình ưu đãi đặc biệt trong thời gian có giới hạn, bạn sẽ cần kết quả trước khi sự kiện kết thúc. Hay quảng cáo trên tạp chí sẽ cần bạn đặt trước cả tháng nếu không muốn mọi chuyện trở nên chậm trễ. Lựa chọn tốt nhất chính là hình thức quảng cáo PPC (Pay per click: trả phí cho mỗi lượt nhấp) sẽ đem lại các lượt nhấp chỉ sau vài giờ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc quảng cáo trên đài radio khi nó chỉ cần vài ngày để xuất hiện.
Mặt khác, nếu bạn chuẩn bị ra mắt một sản phẩm mới thì việc lên kế hoạch cẩn thận từ trước là vô cùng quan trọng. Một chiến dịch blitz (là một chiến dịch ngắn, chuyên sâu và tập trung cho một sản phẩm hoặc doanh nghiệp).bao gồm gửi thư trực tiếp, quảng cáo trên TV và quảng cáo hiển thị trên Internet cùng với chiến dịch PR, tất cả có thể được phối hợp để mọi thứ bắt đầu tung ra cùng một lúc để tạo ra một hiệu ứng lớn. Hãy nhớ rằng, lựa chọn thời điểm là một phần quan trọng của bất kỳ chiến dịch quảng cáo doanh nghiệp nhỏ nào.
Bạn cần hết sức thực tế khi thiết lập ngân sách quảng cáo. Tất cả chúng ta đều muốn quảng cáo miễn phí, tuy nhiên bạn cần ngân sách cho một số mức chi tiêu nhất định. Khi thiết lập ngân sách quảng cáo, bạn cần cân nhắc tới ba yếu tố dưới đây:
Bạn cần tìm phương tiện truyền thông tương thích với mục tiêu, khách hàng, thời gian và ngân sách. Nói cách khác, phương tiện truyền thông nào sẽ là nơi tốt nhất để doanh nghiệp của bạn quảng cáo. Hãy bắt đầu từ những nơi khách hàng của bạn dành thời gian sử dụng mỗi ngày.
Giả sử bạn lựa chọn hình thức quảng cáo tìm kiếm PPC, như vậy thì các lựa chọn phù hợp sẽ là Google Ads hoặc Bing Ads. Hoặc là bạn biết rằng một lượng lớn khách hàng của mình rất thích sử dụng Pinterest, trong trường hợp đó thì quảng cáo trên theo các chủ đề ghim trên Pinterest sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.
Tuy vậy, sẽ có một số hình thức quảng cáo yêu cầu bạn phải bỏ thời gian để nghiên cứu để tìm ra phương tiện truyền thông phù hợp. Bạn có thể cần nghiên cứu về các đài truyền hình hoặc đài phát thanh khác nhau, trang web, tạp chí, sách clip coupon, quảng cáo ngoài trời hoặc các phương tiện truyền thông khác.
Bước kế tiếp bạn sẽ cần phải tạo ra thông điệp cho quảng cáo cũng như các “tài liệu sáng tạo” (hình ảnh, video hoặc bản thu). Sẽ có một số dạng quảng cáo yêu cầu việc thiết kế chuyên nghiệp, số khác thì có bạn có thể “tự thân vận động”. Với những quảng cáo như Print Ads, quảng cáo trên TV hay thậm chí là quảng cáo trên đài Radio, nhiều doanh nghiệp nhỏ sẽ tìm đến dịch vụ của các Agency sáng tạo để tạo sản phẩm truyền thông để có được những sản phẩm chuyên nghiệp. Điều bạn cần lưu ý ở đây là lên ngân sách cho chi phí sản xuất các ấn phẩm truyền thông ấy.
Mặt khác, với nhiều dạng quảng cáo trực tuyến thì bạn hoàn toàn tự mình làm mọi thứ. Lấy ví dụ, bạn có thể tạo ra quảng cáo Google Adwords hay Facebook Ads ngay trên phần bảng tin với những công cụ được cho sẵn.
Phần cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, chính là việc đo lường kết quả. Dựa trên những mục tiêu của doanh nghiệp, bạn nên xác định các số liệu cụ thể để biết liệu chiến dịch của bạn có thành công hay không. Bạn cần đo hiệu suất theo các số liệu đó. Với số dạng quảng cáo, điển hình như Adwords thì việc đo lường vô cùng đơn giản vì mọi dữ liệu đều được thu thập một cách tự động. Lấy ví dụ, bạn có thể dễ dàng theo dõi lượt nhấp chuột và biết đã có bao nhiêu kết quả được chuyển đổi thành doanh thu trực tuyến hoặc Lead (khách hàng tiềm năng).
Với những hình thức quảng cáo khác như quảng cáo trên TV sẽ cần bạn phải thu thập một cách thủ công và đo lường dữ liệu. Minh chứng là bạn sẽ cần so sánh số lượng khách ghé thăm cửa hàng, hoặc lượng đơn hàng đã chốt trước, trong và sau khi quảng cáo trên TV được phát. Khi theo dõi hiệu suất, hãy học hỏi và phản ứng, thậm chí là sửa đổi ngay giữa chiến dịch nếu có thể, hoặc thực hiện việc nghiên cứu và rút ra những yếu tố cần sửa đổi để chiến dịch sau được hoàn thiện hơn.
>>>Xem thêm: 6 Chiến lược Marketing nổi tiếng đến từ những thương hiệu lớn